Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phục hồi chức năng

Thanh Hiền 09/04/2019 10:33

(Baonghean) - Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong số những vấn đề bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trung và cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Hậu quả nặng nề

Hướng dẫn người bệnh luyện tập tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình (đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng);

Ngoài ra còn có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên hội chứng thần kinh vai tay, hoặc bệnh nhân có thể đau vai gáy, cứng gáy, teo cơ cánh tay, liệt tay, đau đầu…; Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực cũng thường xảy ra và trên lâm sàng có chèn ép đám rễ thần kinh liên sườn, cạnh sống gây nên hội chứng đau thần kinh liên sườn, bệnh nhân có thể khó thở, đau tức ngực…

Hỗ trợ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang điều trị, phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thành Cường
Thoát vị đĩa đệm thường để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân khó vận động các chi.

Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ.

Khi bị chèn ép, các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.

Hiện có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi.

Thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thanh Hiền

Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân khắp nơi trong tỉnh đã tìm đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để khám, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở Hưng Tân (Hưng Nguyên) năm nay 50 tuổi, tới điều trị tại bệnh viện trong tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Ban đầu do chủ quan thấy cơ thể đau, cứng các cơ, ông không đi khám ngay mà vẫn chịu đựng cơn đau, đi làm việc bình thường. Sau thời gian, các cơn đau ngày càng dày hơn dẫn đến tê buốt các chi, khó khăn trong vận động.

"Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh đã đỡ hơn rất nhiều. Hiện những cơn đau của ông đã giảm, đi lại vận động dễ dàng hơn”.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở Hưng Tân (Hưng Nguyên)

Còn bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh) năm nay 43 tuổi, hiện là công nhân của một doanh nghiệp. Anh nhập viện trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng.

Ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, sau đó cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng lớn đến công việc của anh.

Bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh)

Để điều trị cho anh Mạnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có phác đồ cụ thể kết hợp giữa đông và tây y, như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa... xoa bóp, nắn chỉnh cột sống...

Phương pháp điều trị

Đọc phim chẩn đoán phương pháp điều trị cho bệnh nhân gãy xương tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thanh Hiền

Thạc sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, để điều trị hiệu quả cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh viện đã đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân theo nguyên tắc phối hợp điều trị thuốc, phục hồi chức năng.

Tùy tình trạng của người bệnh để bệnh viện xác định điều trị thời gian nhanh hay lâu. Hiện có khoảng 90 - 95% tổng số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống được điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết hợp với các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Thạc sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Cụ thể như:

Giai đoạn cấp nằm nghỉ ngơi tại chỗ, trên đệm cứng, bất động ở tư thế nằm không mang tải. Điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, siêu âm điều trị, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa… Bài tập nhẹ nhàng thụ động, chủ động, có trở kháng và co cơ đẳng trường. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân đỡ đau có thể điều trị thêm kéo giãn cột sống thắt lưng, ngực, kéo giãn cột sống cổ bằng máy kéo giãn cột sống để gia tăng lỗ liên đốt, giảm chèn ép rễ thần kinh.

Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An còn kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền như sử dụng các dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên hoàn tán. Tùy theo từng thể loại bệnh chẩn đoán theo YHCT để có các "pháp điều trị” theo đối pháp lập phương khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh còn được xoa bóp, nắn chỉnh cột sống bằng cách dùng các thủ thuật “phát, day, ấn, bóp, bấm, đẩy” tác động vào vùng lưng, cột sống, theo đường đi của dây thần kinh tương ứng với các vùng bị bệnh; hoặc sử dụng châm cứu (điện châm hoặc Laser châm) tùy theo từng vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống và vùng dây thần kinh bị chèn ép để chỉ định các huyệt châm cứu cho phù hợp.

Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện PHCN tập vận động. Ảnh tư liệu Đức Anh

Để hiệu quả hơn trong điều trị, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Đơn vị chống đau có sự hỗ trợ của Giáo sư Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, chuyên viên Thần kinh học Viện Quân Y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội. Được biết, ngoài các phương pháp điều trị trên, hiện nay Giáo sư Nguyễn Văn Chương đã áp dụng phương pháp điều trị tiêm ngoài màng cứng và phóng bế trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bệnh viện PHCN Nghệ An: Tiên phong thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng đột quỵ và Đơn vị chống đau. Ảnh tư liệu Lâm Tùng

Giáo sư Nguyễn Văn Chương cho biết: Chỉ định tiêm ngoài màng cứng áp dụng trên những người mắc bệnh ở giai đoạn 3 (giai đoạn người bệnh bị đau rễ thần kinh thời kỳ kích thích). Phương pháp này đòi hỏi bác sỹ phải có kỹ thuật chuyên khoa và sự cảm nhận tinh túy của bàn tay; khi đưa kim và điều chỉnh kim vào đúng khung ngoài màng cứng. Kỹ thuật tuy đơn giản, nhưng đòi hỏi phải thật thận trọng, không nóng vội mà đưa kim quá mạnh vào khoang dưới nhện.

Trong thời gian tiêm màng cứng, người bệnh còn được điều trị kết hợp kéo dãn cột sống thắt lưng trên giường chuyên dụng có tác dụng “duỗi cột sống” làm rộng khoang gian dốt, khớp. Kết quả sau điều trị cho thấy, gần 100% bệnh nhân vận động, ưỡn, đứng lên, cúi xuống... gần bình thường, 87,5% hết co cứng cơ ở rãnh cột sống, 85% hết lệch vẹo cột sống, đường cong sinh lý được tái lập... Người bệnh chỉ phải nằm viện 15 - 20 ngày.

Giáo sư Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103

Mô hình: “Bệnh viện - Khách sạn: Xanh - Sạch - Đẹp” đầu tiên tại Nghệ An

Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An.
Điện thoại Phòng khám: 02383.949.709; ĐT trực 24/24h: 02383.922.922;
ĐT nóng: 0966.251.414; ĐT Hotline: 0912.002.210;


Mới nhất

x
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phục hồi chức năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO