Do ăn nhiều măng và hồng, bé 6 tuổi phải mổ dạ dày cấp cứu

Theo Thúy Hạnh (vietnamnet.vn )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bé gái đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng chướng, nôn nhiều. Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện trong ruột và dạ dày có rất nhiều khối bã thức ăn rắn chắc.

Khoa Ngoại Nhi Tổng hợp, Trung tâm Sản Nhi, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi 6 tuổi bị tắc ruột do bã thức ăn.

BS Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa cho biết, bé gái Vũ Nguyễn Thảo N., 6 tuổi, trú tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ đến viện khám trong tình trạng mệt mỏi, bụng chướng căng, nôn nhiều dịch xanh vàng, đau bụng dữ dội, bí trung đại tiện.

Mẹ bệnh nhi cho biết, trước đó cháu bé đã ăn nhiều măng xào (loại măng nứa luộc được ngâm nước), hồng ngâm và sung. 3 ngày trước khi vào viện, trẻ bắt đầu đau bụng, nôn nhiều, bụng chướng, nghĩ bệnh tiêu hóa thông thường nên gia đình cho trẻ uống thuốc tiêu hóa nhưng không đỡ. 

Cho con ăn nhiều măng và hồng, bác sĩ phải rạch dạ dày bé 6 tuổi cấp cứu

Bác sĩ phải mở dạ dày để lấy khối bã thức ăn rắn chắc kích thước lớn cho bệnh nhi.

Tại bệnh viện, kết quả thăm khám, chụp chiếu cho thấy, bệnh nhi bị tắc ruột non, quai ruột nổi rõ nghi do bã thức ăn. Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ. Khi phẫu thuật, bác sĩ thấy trong ổ bụng bệnh nhi có nhiều dịch, quai ruột non giãn to, có khối bã thức ăn kích thước 2x3cm cứng chắc làm bít tắc hoàn toàn lòng ruột, phía trên chỗ bít tắc có nhiều bã thức ăn kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, dạ dày có 2 khối bã thức ăn kích thước lớn, 3x3cm.

Để xử trí, bác sĩ bóp nhỏ bã thức ăn, tuồn dịch để bã xuống đại tràng. Riêng 2 khối bã lớn ở dạ dày, bác sĩ buộc phải rạch để lấy ra, sau đó rửa ổ bụng. 

Cho con ăn nhiều măng và hồng, bác sĩ phải rạch dạ dày bé 6 tuổi cấp cứu

2 khối thức ăn lớn trong dạ dày được lấy ra.

Sau phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, có thể uống sữa và ăn cháo, sau 1 tuần sẽ được xuất viện.

Theo BS Lân, tình trạng tắc ruột nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, suy đa tạng, thậm chí gây tử vong.

Để tránh tắc ruột do thức ăn, người dân không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều chất xơ, nhiều nhựa như quả sung, quả cám mít, măng, hồng xiêm lúc đói, đặc biệt với người già và trẻ em.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.