'Đổ mồ hôi để bớt đổ máu' của lính Nghệ ở Trường Sa

Mai Thắng (Kỹ thuật: Thành Cường)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Lần đầu tiên bồng súng đi đều chuyển bước tiếp lệnh giữa nắng gió Trường Sa lớn, binh nhất Trần Đức Kiên (quê Đô Lương, Nghệ An) tự hào, hãnh diện vì được góp sức trẻ của mình giữ yên cho biển trời Tổ quốc... Những ngày này, Kiên cũng như cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK đang sôi nổi bước vào mùa huấn luyện mới.

Chất Nghệ giữa nắng gió Trường Sa

Trường Sa Lớn những ngày trung tuần tháng hai, hàng ngàn cán bộ chiến sĩ đang khẩn trương, sôi nổi luyện tập đội ngũ, ngắm bắn mục tiêu, sơn sửa doanh trại, vệ sinh môi trường cho mùa huấn luyện mới. Mùa "hội quân" ở giữa bộn bề sóng nước Trường Sa nắng cháy da cháy thịt và nỗi nhớ đất liền luôn canh cánh trong lòng những người lính trẻ. Đó là sự khác biệt với đất liền.

Ngắm bắn mục tiêu đổ bộ từ biển. Ảnh: Trọng Thiết

Ngắm bắn mục tiêu đổ bộ từ biển. Ảnh: Trọng Thiết

Dưới nắng vàng như rót mật, khẩu đội 12,7 ly đang “căng mắt” với bài tập bắn mục tiêu tàu đổ bộ từ biển xa. Trên sân băng, cán bộ chiến sĩ phân đội 1 đẫm mồ hôi trong đội hình diễu duyệt. Ở phía cầu cảng Trường Sa lớn, tốp chiến sĩ trẻ tranh thủ giờ giải lao làm bia bắn mục tiêu bộ binh.  Xóa tan mệt nhọc, vơi bớt mồ  hôi của những người lính trẻ trên nắng lửa thao trường là tiếng ê a của học sinh Trường Sa dưới mái nhà còn thơm mùi ngói mới.

Thêm một mùa huấn luyện ở “quần đảo bão tố”, chàng lính trẻ có nước da bánh mật quê xóm Đông Vạn, xã Nghi Vạn, Nghi Lộc - Nghệ An Thái Viết Nhị ở Đảo Nam Yết luôn có quan niệm rằng, nhiệm vụ của người lính Trường Sa là huấn luyện SSCĐ và chiến đấu thắng lợi. Để có khả năng cơ động, trình độ và kỹ năng chiến đấu cao, phải đổ  mồ hôi trên thao trường nắng lửa: "Nắng Trường Sa cháy da cháy thịt, nhưng ăn thua chi khó nhọc ở quê nhà. Làm nhiệm vụ ở Trường Sa đã là một hãnh diện, thì dù khó khăn vất vả thế nào tôi luôn cố gắng. Tôi người quê xứ Nghệ, sinh ở gia đình có truyền thống cách mạng, nên chuyện nắng gió thao trường, khó khăn gian lao là bình thường" - Nhị chia sẻ.

Thượng úy chuyên nghiệp Thái Viết Nhị sinh năm 1980. Năm 19 tuổi anh nhập ngũ và trở thành lính hải quân. Anh đã huấn luyện, học tập và công tác ở nhiều đảo: Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca và Nam Yết. Ở đảo nào anh cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng đội tin yêu, cấp trên tin tưởng giao phó nhiệm vụ.

Hỏi chuyện gia đình, quê hương, Nhị cho biết, quê nhà anh còn bố mẹ già yếu, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vợ dạy học, con còn nhỏ: "Nhiều khi phải gác lại chuyện riêng tư gia đình để hoàn thành nhiệm vụ. Là người lính Trường Sa, điều quan trọng nhất là cống hiến, thầm lặng hi sinh cho Tổ quốc". Nghe Nhị nói, chúng tôi xúc động và cảm phục người lính xứ Nghệ ở "đảo thép" giữa trùng khơi này.

Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa Lớn "tăng tốc" huấn luyện cho ngày hội quân. Ảnh: Mai Thắng
Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa Lớn "tăng tốc" huấn luyện cho ngày hội quân. Ảnh: Mai Thắng

Lần đầu tiên bồng súng đi đều chuyển bước tiếp lệnh giữa nắng gió Trường Sa lớn, chàng lính trẻ quê gốc Đô Lương Nghệ An - binh nhất Trần Đức Kiên luôn tự hào hãnh diện vì được góp sức trẻ của mình cho Trường Sa. Kiên bảo: “Là người con xứ Nghệ, em muốn ra Trường Sa để thỏa sức mình. Không chỉ em mà các đồng chí khác quê Nghệ An cũng luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Truyền thống quê hương, sự trau dồi rèn luyện đã giúp em trưởng thành”.

Nằm trong “chiến tuyến” canh biển, giữ trời, cán bộ chiến sĩ ngoài 15 “pháo đài thép” cũng đang “tăng tốc” cho mùa xuân huấn luyện mới với những “khoa mục” huấn luyện chuyên biệt của lính “đầu đội trời, chân đạp sóng”.

Từ nhà giàn DK1/7, Nguyễn Hùng Cường - chàng Thiếu úy trẻ quê Nghệ bộc bạch: "Sau Tết Nguyên đán Canh Tý, nhà giàn đã nhanh chóng tổ chức huấn luyện các phương án bảo vệ, bắn mục tiêu trên không, mặt biển, rèn luyện sức khỏe, đẩy mạnh tăng gia trồng rau xanh câu cá phục vụ đoàn kiểm tra trước ngày “hội quân”. Chúng tôi coi đây là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2020. Thời tiết hiện tại ở nhà giàn DK1 nắng như đổ lửa từ sáng đến chiều tối. Song với tinh thần “vui xuân mới không quên nhiệm vụ”, “mùa xuân tăng tốc”, chúng tôi quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Với tinh thần “vui xuân mới không quên nhiệm vụ”, “mùa xuân tăng tốc”, những người lính Trường Sa quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ảnh tư liệu Quang Dũng
Với tinh thần “vui xuân mới không quên nhiệm vụ”, “mùa xuân tăng tốc”, những người lính Trường Sa quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ảnh tư liệu Quang Dũng

Thêm một mùa xuân “gác biển” ở “pháo đài thép”, người lính trẻ đeo quân hàm Trung úy chuyên nghiệp quê ở xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, Nghệ An, anh Thái Văn Hầu luôn tâm niệm rằng, để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc vững chắc trong thời bình, phải tăng cường huấn luyện, cọ xát thực tế; qua huấn luyện để rèn luyện bản lĩnh chiến đấu và tác phong nhanh nhẹn cơ động của bộ đội.

“Em chuyên ngành pháo thủ với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời vùng biển DK1. Là lính trẻ, em nghĩ chẳng gì đẹp hơn được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Với em, được làm nhiệm vụ ở nhà giàn DK1 là một vinh dự. Ai cũng nói DK1 khó khăn gian khổ, nhưng nếu không có những người lính DK, ai là người bảo vệ nhà giàn, ai giữ biển bình yên? Đã là người lính, việc thầm lặng cống hiến, thậm chí hi sinh cũng là lẽ thường”- Thái Văn Hầu chia sẻ trong tâm thế xúc động.

Hội quân giữa mùa xuân

Ngày 1/3 tới đây, quần đảo Trường Sa và 15 nhà giàn DK1 ra quân huấn luyện. Để ngày ra quân huấn luyện thực sự là ngày "hội quân" của những người lính biển, ngay từ bây giờ, 21 đảo, điểm đảo/33 điểm đóng quân và 15 nhà giàn DK1 đang "tăng tốc".

"Đã là người lính, việc thầm lặng cống hiến, thậm chí hi sinh cũng là lẽ thường” - Trung úy Thái Văn Hầu (Nghệ An). Ảnh tư liệu Quang Dũng
"Đã là người lính, việc thầm lặng cống hiến, thậm chí hi sinh cũng là lẽ thường” - Trung úy Thái Văn Hầu (Nghệ An). Ảnh tư liệu Quang Dũng

Chính trị viên đảo Trường Sa lớn, Trung tá Đinh Văn Cường chia sẻ, sau Tết Nguyên đán Canh Tý, tinh thần cán bộ chiến sĩ rất phấn khởi. Một mặt dư âm mùa xuân vẫn còn đọng trong lòng lính trẻ, một mặt quà xuân từ gia đình gửi tặng cho các chiến sĩ vẫn còn “ăm ắp” trong ba lô.

“Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa rất phấn khởi và sẵn sàng bước vào mùa huấn luyện mùa xuân mới. Để cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, dạn dày sóng gió, công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị được tiến hành thường xuyên. Đối với các chiến sĩ trẻ lần đầu đón Tết ngoài đảo và lần đầu huấn luyện giữa nắng gió Trường Sa, ngoài sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, chúng tôi luôn chú trọng giải quyết tốt các mối quan hệ, anh em thuận hòa coi nhau như người trong một gia đình”- Trung tá Cường cho biết.

Cũng như Trường Sa Lớn, đảo nổi Trường Sa Đông những ngày này đang tất bật luyện tập cho ngày “hội quân”. Ngoài luyện tập đội ngũ, các bài võ thể dục tay không, cán bộ chiến sĩ còn rèn luyện thể lực đẩy tạ, co tay xà đơn và các bài bắn “chuyên biệt quân sự” như ngắm bắn mục tiêu bộ binh mặt biển, đối không. Trung tá Hoàng Văn Phước, chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông cho hay: “Muốn bộ đội thuần thục động tác yếu lĩnh chiến đấu thì phải huấn luyện vững chắc, để bộ đội có bản lĩnh chiến đấu gan dạ kiên cường, dũng cảm, chịu đựng cam go, vượt qua thử thách thì phải rèn luyện. Càng những nơi khó khăn, gian khổ, càng coi trọng huấn luyện”...

Kiên quyết bám trụ, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ảnh tư liệu Quang Dũng
Kiên quyết bám trụ, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ảnh tư liệu Quang Dũng

Huấn luyện bảo vệ biển, đảo là chương trình huấn luyện chuyên biệt đặc thù. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống, mỗi cán bộ, chiến sĩ Hải quân Trường Sa, DK1 phải thường xuyên trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định. Tăng cường huấn luyện để nâng cao khả năng và trình độ chiến đấu, sẵn sàng hi sinh quên mình. Muốn làm được như vậy, phải huấn luyện “cơ bản, thiết thực, đồng bộ, chuyên sâu”, lấy thao trường làm chiến trường, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc làm mục tiêu huấn luyện.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.