Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn những công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Các đại biểu thay mặt tập thể Báo Nghệ An nguyện hứa tiếp tục nỗ lực trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng.

Ngày 13/1, Đoàn công tác Báo Nghệ An do đồng chí Phạm Thị Hồng Toan - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Nghệ An làm trưởng đoàn đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo.

Bất cứ ai khi đến Côn Đảo đều dành thời gian tới nghĩa trang Hàng Dương để thắp hương, dâng hoa tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc. Theo quan niệm của nhiều người, thời gian viếng nghĩa trang Hàng Dương linh thiêng nhất là vào ban đêm.
Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi yên nghỉ của hơn 20 nghìn chiến sĩ cách mạng; trong đó, có nhiều đồng chí xuất sắc như: Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Anh hùng Cao Văn Ngọc, nữ Anh hùng Võ Thị Sáu…
Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo ảnh 2
Nghĩa trang Hàng Dương hiện đang được tôn tạo, nâng cấp khang trang hơn và tiếp đón du khách suốt ngày đêm. Trong ảnh: Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Nghĩa trang Hàng Dương trong đêm 13/1.

Ẩn dưới đốm sáng của hương khói, từng bàn tay chắp trước ngực thành kính khấn cầu. Người hành hương, khách du lịch thì cầu cho gia đình luôn bình an, công việc làm ăn phát đạt, tuy nhiên, trong ý nghĩ sâu thẳm của mỗi người là sự biết ơn những người đã anh dũng ngã xuống để cho mình có cuộc sống hôm nay

Nghĩa trang được chia thành 4 khu vực A, B, C, D. Khu A gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể), trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ chưa xác định được tên tuổi, quê quán. 

Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo ảnh 4

Dâng hương lên anh linh các anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác đã bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã đổ máu xương vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của đất nước. Đoàn đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục nỗ lực trong công tác để cùng tập thể Báo Nghệ An luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng là một ngọn cờ đầu trên mặt trận tư tưởng.

*Đoàn công tác Báo Nghệ An viếng mộ Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1900 - 1943). Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) - một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ.
Đoàn công tác Báo Nghệ An viếng mộ Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1900 - 1943). Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) - một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ.
*Khu mộ đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong gia đình nông dân. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày *22 tháng 6 năm 1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và trục xuất về Nghệ An. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40 tuổi.
Khu mộ đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong gia đình nông dân. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và trục xuất về Nghệ An. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40 tuổi.
Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo ảnh 7
Nghĩa trang Hàng Dương ban đêm lung linh kỳ ảo bởi nhiều ánh nến và hệ thống điện chiếu sáng trên khắp các khu mộ.
*Khu B của nghĩa trang Hàng Dương gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ chưa xác định tên tuổi, quê quán. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc. Ảnh tư liệu.
Khu B của nghĩa trang Hàng Dương gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ chưa xác định tên tuổi, quê quán. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Ngoài phần mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu còn có phần mộ của Anh hùng Cao Văn Ngọc. Ảnh tư liệu.
Tới sân lễ hành, mọi người thành tâm chuẩn bị hương hoa trong im lặng. Bên cạnh, từng cơn sóng biển vỗ vào nhau, tiếng lá cây xì xào trong gió. Ẩn dưới đốm sáng của hương khói, từng bàn tay chắp trước ngực thành kính khấn cầu. Người hành hương, khách du lịch thì cầu cho gia đình luôn bình an, công việc làm ăn phát đạt, tuy nhiên, trong ý nghĩ sâu thẳm của mỗi người là sự biết ơn những người đã anh dũng ngã xuống để cho mình có cuộc sống hôm nay.
Các đại biểu Báo Nghệ An thành kính dâng những nén hương lên phần mộ các anh hùng liệt sỹ. Trong ý nghĩ sâu thẳm của mỗi người là sự biết ơn những người đã anh dũng ngã xuống để cho nhân dân có cuộc sống hòa bình.
Đoàn viếng tại Mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Đoàn dâng hương tại phần mộ nữ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. 

Tin mới

Truyện ngắn: Chảy đi sông ơi

Đọc truyện đêm khuya: Chảy đi sông ơi

(Baonghean.vn) - Chảy đi sông ơi! Một tiếng gọi thiết tha của một tâm hồn đầy trải nghiệm. Đấy là dòng sông hay dòng đời? Chúng ta không thể cầu toàn cuộc sống đẹp như giấc mơ cổ tích cũng như không thể làm cho dòng sông ngừng chảy.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức giao ban khối Nội chính tháng 3/2023; Tháng 3/2023, chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,36%; Thời tiết Nghệ An mưa nắng đan xen đến hết tuần; Nông dân nhặt được 53 triệu đồng trả lại người đánh rơi… là những thông tin nổi bật ngày 27/3.
Đức tê liệt vì đình công quy mô lớn nhất trong nhiều thập niên

Đức tê liệt vì đình công quy mô lớn nhất trong nhiều thập niên

(Baonghean.vn) -  Các sân bay, trạm xe, ga tàu… trên khắp nước Đức bị tê liệt vào sáng 27/3, gây gián đoạn cho hàng triệu người ở đầu tuần làm việc. Đây là hệ quả của một trong những cuộc đình công quy mô nhất trong nhiều thập niên, giữa lúc nền kinh tế hàng đầu châu Âu lao đao vì lạm phát.
Những dấu hiệu nhận biết động cơ ôtô đang gặp vấn đề

Những dấu hiệu nhận biết động cơ ô tô đang gặp vấn đề

Một chiếc xe tiêu chuẩn khi vận hành chỉ nên phát ra 3 âm thanh được xét vào diện an toàn, đó là tiếng nổ của động cơ, tiếng còi và tiếng hệ thống loa giải trí. Còn lại những tiếng động bất thường khác đều được quy vào diện cảnh báo và cần được chủ xe đặc biệt lưu ý có thể là lỗi động cơ ôtô .
Nhận diện U19 Sông Lam Nghệ An ở mùa giải 2023

Nhận diện U19 Sông Lam Nghệ An ở mùa giải 2023

(Baonghean.vn) - Lực lượng của U19 Sông Lam Nghệ An năm nay có sự ghép nối của 3 lứa tuổi và họ chỉ có một thời gian ngắn để hòa nhập cùng nhau. Tuy nhiên, qua trận đấu mở màn Giải U19 Quốc gia 2023, đội bóng của huấn luyện viên Nguyễn Văn Vinh đã mang đến những điểm sáng đáng để chờ đợi.