(Baonghean.vn)- Theo phong tục của đồng bào người Thái ở miền Tây nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng kiêng kỵ, vì tất cả tổ tiên còn lên mường trời tham dự lễ giỗ “Pỏ Thén” tức là chúa trời, bởi thế mà tổ tiên ông, bà đã khuất đều ở trên đó suốt 1 tháng, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ dưới.
Để ăn mừng, đón chào tổ tiên đã quay trở về, con cháu trong gia đình tổ chức mâm cúng để tạ lễ với tổ tiên và tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, lễ cúng đó người Thái gọi là “Khàu Bủa Sa”, theo tiếng phổ thông là Tết hoa quả của người Thái.
Để có được mâm cúng tổ tiên vào ngày tết này đồng bào phải tìm cho được càng nhiều hoa quả càng tốt
Nhất là hoa quả tự trồng được.
Và món mọc, một đặc sản ẩm thực nổi tiếng của đồng bào Thái cũng là món không thể thiếu
Tiếp nữa là món cá nướng, thể hiện cho sự sung túc no đủ của gia chủ dâng lên tổ tiên.
Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn chuẩn bị, việc còn lại là của thầy mo.
Tục truyền rằng, ngày xưa vào đầu tháng 7 âm lịch (tức là ngày mồng 3 tháng 7 âm lịch) “Pọ Thén” trên mường trời băng hà nên tất cả các linh hồn của hạ dưới phải lên chầu, chực cúng bái làm lễ tang cho “Pọ Thén”, bởi thế mà tổ tiêng ông, bà đã khuất của tất cả mọi nhà đều lên trời cúng “Pọ Thén” và ở trên đó suốt 1 tháng, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ dưới, lúc đó con cháu sẽ tổ chức làm lễ để đón.
Tết hoa quả, với người Thái ngoài ý nghĩa để chào đón tổ tiên ông bà, cũng là dịp để con cháu đoàn tụ sum vầy. Vì vậy, mâm cỗ để đón tiếp anh em họ hàng, hay du khách cũng được chuẩn bị chu đáo.
Với quan niệm, càng có nhiều người tham gia chung vui thì càng mang lại nhiều phúc đức, nhiều may nắm. Cứ thế, năm sau mâm cỗ Tết hoa quả của người Thái lại đủ đầy hơn, sum suê hơn, khách mời lại đông vui hơn...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.