Độc đáo nghề rèn của người Mông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông có từ lâu đời, gắn liền với hoạt động sống và canh tác ở vùng cao. Ở Nghệ An, nghề rèn đã theo người Mông ở phương Bắc vào từ xa xưa.
Nếu đồng bào dân tộc Thái nổi tiếng với bức thổ cẩm rực rỡ thì đồng bào dân tộc Mông được nhiều người biết đến với những nghề rèn truyền thống. Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông có từ lâu đời gắn liền với hoạt động sống và canh tác ở vùng cao. Ở Nghệ An, nghề rèn đã theo người Mông từ phương Bắc vào từ xa xưa. Ảnh: Thành Cường
Nếu đồng bào dân tộc Thái nổi tiếng với những bức thổ cẩm rực rỡ thì đồng bào dân tộc Mông được nhiều người biết đến với nghề rèn truyền thống. Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông có từ lâu đời gắn liền với hoạt động sống và canh tác ở vùng cao. Ảnh: Thành Cường
Trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể rèn nên những sản phẩm bền đẹp, tinh xảo. Thợ rèn giỏi người Mông chỉ cần gõ nhẹ vào dao là đã biết tốt hay xấu. Thợ rèn giỏi thường được sinh ra trong những gia đình có nghề rèn truyền thống. Và bí quyết rèn của họ được lưu truyền qua dòng họ, gia đình. Ảnh: Đức Anh
Trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể rèn nên những sản phẩm bền đẹp, tinh xảo. Thợ rèn giỏi người Mông chỉ cần gõ nhẹ vào dao là đã biết tốt hay xấu. Thợ rèn giỏi thường được sinh ra trong những gia đình có nghề rèn truyền thống. Và bí quyết rèn của họ được lưu truyền qua dòng họ, gia đình. Ảnh: Đức Anh
 
Lò rèn của gia đình ông Mùa Vả Phia (sinh năm 1959) ở bản Phù Khả 2, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn đỏ lửa trở lại sau mươi năm “lãng quên”. Ông Mùa Vả Phia cho hay: Ông được cha truyền nghề từ lúc nhỏ. Lớn lên rồi thì bận trăm công nghìn việc, không có thời gian rèn. Sau này, rảnh rỗi hơn và nhớ nghề nên quay trở lại. Làm chơi thôi nhưng mỗi tháng vẫn được vài triệu đồng. Nông cụ người Mông đặc biệt là dao được ưa chuộng lắm... Ảnh: Thành Cường
Lò rèn của gia đình ông Mùa Vả Phia (sinh năm 1959) ở bản Phù Khả 2, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn đỏ lửa trở lại sau nhiều năm “lãng quên”. Ông Mùa Vả Phia cho hay: Ông được cha truyền nghề từ nhỏ. Lớn lên rồi thì bận trăm công nghìn việc, không có thời gian rèn. Sau này, rảnh rỗi hơn và nhớ nghề nên quay trở lại. Làm chơi thôi nhưng mỗi tháng vẫn được vài triệu đồng. Nông cụ người Mông đặc biệt là dao được ưa chuộng lắm... Ảnh: Thành Cường
 
Theo ông Màu Vả Phia: Đối với người Mông, nhất là người đàn ông thì dao là vật bất ly thân. Vào rừng phát cây làm rẫy, săn bắn ai cũng phải dắt theo con dao sắc ngọt bên hông. Và tất nhiên họ không tiếc tiền đầu tư cho vật bất ly thân này. Dao của người Mông rất sắc, lưỡi dao không bị gỉ sét và luôn sáng bóng. Ngoài việc chọn thép tốt để làm thì quan trọng nhất là bí quyết tôi thép. Nếu người Kinh rèn dao thường tui thép trong lửa rồi nhúng vào nước lạnh đột ngột sau đó mới mài còn người Mông dao qua mỡ lợn hoặc thân chuối rừng. Người thợ rèn không dùng máy mài mà phải nung và tán liên tục, một cách đều đặn trong quá trình rèn dao. Ảnh: Đức Anh

Còn ông Thò Chừ Sùng (sinh năm 1962), quê ở bản Pà Khốm, nay làm rèn ở bản Minh Châu, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong thì cho hay: Ngày xưa ở Pà Khốm, tất cả người Mông đều biết rèn. Họ tự làm dao rựa, cuốc … và cả nòng súng kíp để dùng. Trước đây, có người còn rèn cả bulông, ốc vít để thay thế vào xe máy Minsk. Hồi đó làm hoàn toàn thủ công, một con dao phải làm mất 2-3 ngày, ngày nay nhờ có điện, có máy móc mỗi ngày có thể làm đc 3 con dao, giá từ 120 - 300 nghìn đồng tùy loại. Ảnh: Đức Anh

Ông Thò Chừ Sùng chia sẻ: Ngoài kinh nghiệm tôi thép, còn có rất nhiều bí quyết khác như việc chọn thép tốt, phù hợp cho từng sản phẩm. Để có con dao mang độ sắc và độ bền thì nên dùng nhíp ô tô để rèn. Than thì không dùng than đá mà phải dùng than củi của những loại cây khó cháy, cháy lâu, để đảm bảo độ nóng. Trong lúc rèn, nếu tôi thép chưa đủ độ nóng thì thép non, không dùng lâu được, mà tôi quá lửa lại hay bị gẫy. Để có sản phẩm rèn tốt phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thợ, mà kinh nghiệm ấy lại rất khó diễn tả bằng lời. Ảnh: Đức Anh
Ông Thò Chừ Sùng chia sẻ: Ngoài kinh nghiệm tôi thép, còn có rất nhiều bí quyết khác như việc chọn thép tốt, phù hợp cho từng sản phẩm. Để có con dao mang độ sắc và độ bền thì nên dùng nhíp ô tô để rèn. Than thì không dùng than đá mà phải dùng than củi của những loại cây khó cháy, cháy lâu, để đảm bảo độ nóng. Trong lúc rèn, nếu tôi thép chưa đủ độ nóng thì thép non, không dùng lâu được, mà tôi quá lửa lại hay bị gãy. Để có sản phẩm rèn tốt phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người thợ, mà kinh nghiệm ấy lại rất khó diễn tả bằng lời. Ảnh: Đức Anh
 
Ông Thò Chừ Sùng tâm tình: Ngày nay trong một số công đoạn làm rèn, người Mông đã sử dụng máy móc, như quạt thổi lò, máy mài. Nhờ máy móc hiện đại, thợ rèn người Mông có thể làm nhanh, làm đẹp. Cái sự nhanh ấy cộng thêm với việc người trẻ đi làm xa nên thành thử không còn mấy người giữ nghề... Ảnh: Thành Cường
Ông Thò Chừ Sùng cho biết thêm: Ngày nay, trong một số công đoạn làm rèn, người Mông đã sử dụng máy móc, như quạt thổi lò, máy mài. Nhờ máy móc hiện đại, thợ rèn người Mông có thể làm nhanh, làm đẹp. Cái sự nhanh ấy cộng thêm với việc người trẻ đi làm xa nên thành thử không còn mấy người giữ nghề... Ảnh: Thành Cường
 
Với đồng bào dân tộc Mông: Sự tồn tại của nghề rèn hôm nay không chỉ góp phần thiết thực vào đời sống lao động sản xuất, mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống.của dân tộc mình. Với mỗi sản phẩm rèn nên đều có linh hồn, có cuộc sống thật. Những sản phẩm đều mang đậm tính cách tộc người: bền bỉ, dẻo dại. Những lưỡi cuốc, lưỡi dao khi canh tác va phải đá hay chặt phải vật cứng chỉ có thể mẻ từng miếng nhỏ chứ không bị quăn... Ảnh: Thành Cường
Với đồng bào dân tộc Mông: Sự tồn tại của nghề rèn hôm nay không chỉ góp phần thiết thực vào đời sống lao động sản xuất, mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình. Với mỗi sản phẩm rèn nên đều có linh hồn, có cuộc sống thật. Những sản phẩm đều mang đậm tính cách tộc người: bền bỉ, dẻo dai. Những lưỡi cuốc, lưỡi dao khi canh tác va phải đá hay chặt phải vật cứng chỉ có thể mẻ từng miếng nhỏ chứ không bị quăn... Ảnh: Thành Cường

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.