Độc đáo nghề săn ong rừng ở Nam Hưng

(Baonghean.vn) - Mùa này, hai bên Quốc lộ 15A đoạn qua xã Nam Hưng (Nam Đàn) người dân bày bán nhiều đặc sản về ong rừng như nhộng ong, mật ong, rượu ong, rất hấp dẫn. Đó là kết quả của những ngày trèo đèo, lội suối vất vả của những người làm nghề săn ong tại địa phương.

Theo anh Nguyễn Phùng Quản (29 tuổi) ở xóm 7, xã Nam Hưng, mùa ong rừng bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 8 âm lịch. Nghề săn ong xuất hiện ở đây cũng khá lâu, mở đầu người ta chỉ săn ong về dùng, sau đó mang ra đường bán, thấy bán chạy và kiếm được tiền nên nhiều người trong vùng rủ nhau cùng đi ong. Hiện xã Nam Hưng có đến mấy chục người chuyên nghề săn ong, tập trung ở các xóm 7, 9, 10.

Một nhóm người vào rừng săn ong.
Một nhóm người vào rừng săn ong.

Buổi sáng những ngày không mưa, người săn ong ở các xóm hành quân vào rừng sớm, mang theo một số dụng cụ như mũ bảo hiểm, lưới che mặt, găng tay, ủng, quần áo mưa, dao, cuốc… Họ chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 2 người, để săn lùng cho có hiệu quả.

Bắt ong vẽ và ong mật thì quan sát trên cây, còn bắt ong chần thì theo dõi ong đi lấy nước để phát hiện vị trí tổ ong. Ngày nay bắt các loại ong đều không dùng đến lửa, vì dùng lửa nhộng ong bị chết, về không bán được, nên tất cả đều được bắt sống.

Một tổ ong vò vẽ được phát hiện.
Một tổ ong vò vẽ được phát hiện.

Khi thấy tổ ong vẽ hay ong mật, người đi ong sẽ mặc đồ bảo hộ, trèo lên cây, gạt ong trưởng thành, dùng dao cắt tổ bỏ luôn vào bì, túi ni lông mang theo. Cách bắt này có ưu điểm là không gây cháy rừng và bảo vệ được giống ong vì chỉ lấy tổ hoặc lấy mật ong, giữ được ong trưởng thành. Khi gặp ong chần, sẽ tiến hành đào lấy tổ dưới đất, bắt cả ong trưởng thành về ngâm rượu hoặc bán con cho lái buôn.

Cụ bà Nguyễn Thị Vinh (86 tuổi) ngồi bán rượu ong.
Cụ bà Nguyễn Thị Vinh (86 tuổi) bán rượu ngâm tổ ong.

Bắt ong cũng đòi hỏi kinh nghiệm, để tránh bị ong cắn và lấy, giữ được tổ ong hoặc mật ong nguyên vẹn, không bị nát. Trước đây, ong nhiều, đi ong gần, nay nghề săn ong rừng phải đi xa, lùng khắp các đồi núi thuộc Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc, kể cả Hương Sơn Đức Thọ, (Hà Tĩnh). Đi gần thì sáng đi trưa về, còn xa thì tối mịt mới về.

Tổ ong được người dân xã Nam Hưng bày bán ven Quốc lộ 15A
Tổ ong được người dân xã Nam Hưng bày bán ven Quốc lộ 15A

Khó khăn, vất vả của nghề săn ong là phải đi xa, trèo cao, nhất là trèo lèn và cây cao thì vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, trời nắng, lúc bắt ong phải trùm hết mặt mũi lại càng ngột ngạt, nóng bức…

Đi bắt ong vẽ, ong chần thì ngày nào cũng kiếm được tổ, không nhiều thì ít, còn ong mật thì thỉnh thoảng mới gặp. Theo những người săn ong, cách tốt nhất là đi đến đâu thì hỏi dân địa phương đến đó. Nếu chỉ dẫn được ong mật thì chia đổi mật, còn ong vẽ, ong chần thì trả họ năm bảy chục nghìn tiền công hướng dẫn, hai bên đều có lợi.

Người qua đường rất “khoái” mua nhộng ong về làm món nhậu.
Người qua đường mua nhộng ong về làm món nhậu.

Tổ ong vẽ nhỏ thì bằng cái bát, lớn thì gần bằng cái mâm thau. Cả tổ ong vẽ lần ong chần, đều có nhiều lớp, tổ lớn sẽ lấy ra được vài kg nhộng. Việc bán sản phẩm ong rừng ven Quốc lộ 15 A cũng chỉ mới xuất hiện từ 3 năm trở lại đây.

Một thanh niên phấn khởi khi mua được 1 tổ ong chần.
Một thanh niên phấn khởi khi mua được tổ ong chần.

Sau mỗi lần đi rừng về, người săn ong sẽ nhập cho lái buôn hoặc tự bán 2 bên đường Quốc lộ, giá tổ ong tùy to hay nhỏ, giao động từ vài chục nghìn đến 500 nghìn đồng. Mỗi chai mật ong rừng có giá khoảng 250 – 300 nghìn đồng. Ong chần bắt về được ngâm vào rượu, mỗi hũ (khoảng 3,5 kg), có giá từ 300 – 500 nghìn đồng.

Anh Nguyễn Tất Bình (33 tuổi) ở xóm 9 cho biết: “Cũng tùy hên xui, mỗi ngày vào rừng cũng kiếm được trên dưới vài trăm nghìn đồng/người, nếu gặp ong mật thì được nhiều tiền hơn”.

                                                       Huy Thư

Tin mới

Đọc truyện đêm khuya: Tướng về hưu

Đọc truyện đêm khuya: Tướng về hưu

(Baonghean.vn) - “Tướng về hưu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp , được đăng trên báo lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1987. Tác phẩm là bức tranh hiện thực được khắc họa chi tiết về lối sống cùng tâm lý con người trong xã hội Việt Nam giai đoạn sau năm 1975.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 28/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 28/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý tiếp cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet; Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp phiên thường kỳ tháng 3; Nghệ An mở rộng diện tích lúa chất lượng cao; Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng hơn 7%... là những thông tin nổi bật ngày 28/3.
Chưa giàu đã già

Chưa giàu đã già

Nếu tìm hình ảnh khắc họa tình cảnh người lao động sau 2 năm đại dịch, có lẽ không nơi nào phù hợp hơn trụ sở bảo hiểm xã hội (BHXH). Từ năm 2021 đến nay, những cơ quan này luôn túc trực hàng dài người lao động thức trắng đêm chờ lấy BHXH 1 lần.
U20

'Thế hệ vàng' tiếp theo của bóng đá Việt, anh là ai?

(Baonghean.vn) - Sau trận đấu xếp hạng 9/10 với U23 Kyrgyzstan ở Doha Cup 2023, dù đạt được tiến bộ như kỳ vọng hay lặp lại những thất bại muối mặt, U23 Việt Nam cũng sẽ kết thúc chặng “khởi động” đầu tiên với nhiều bài học bất ngờ, đáng nói, đáng bàn.
Cựu Tổng thống Chile dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên

Cựu Tổng thống Chile dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên

(Baonghean.vn) - Sáng 28/3, nhân dịp kỷ niệm 52 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile, đoàn đại biểu Chile do cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet dẫn đầu đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn) dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ứng dụng công nghệ, tạo đột phá trong cải cách hành chính

Ứng dụng công nghệ, tạo đột phá trong cải cách hành chính

(Baonghean.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ nhằm tạo đột phá trong cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả.