Độc đáo sắc màu thổ cẩm Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Có mặt từ hàng trăm năm nay, thổ cẩm ở Quỳ Châu là món quà quý giá chắt lọc từ thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người. Nay ngoài khôi phục và phát triển thổ cẩm, chị em ở đây còn phát triển dịch vụ du lịch và sản xuất được thổ cẩm từ những sợi chuối, dứa độc đáo.
Vùng đất sơn thủy hữu tình
Nằm bên bờ sông Hiếu Quỳ Châu mùa này xanh ngát bởi lúa xuân và trù phú núi rừng. Tháng Ba hoa xuân đua nở trên khắp triền núi và khe, suối và khắp các con đường quanh co về với các bản Thái cổ. Hồng cổ, thược dược hợp đất bung nở, trạng nguyên đỏ thắm...
Con đường vào những bản làng với những cọn nước bên suối đưa nước về đồng là một hình ảnh ấn tượng nhất níu chân du khách. Hơn cả một công trình đây là món quà của núi, của rừng gửi tới các cánh đồng cho những mùa vàng ấm no. Đã bắt đầu vui hơn khi thỉnh thoảng có những đoàn khách tới tìm hiểu về văn hóa, về du lịch cộng đồng...
Trải nghiệm của khách Tây tại bản Hoa Tiến
Trải nghiệm của khách Tây tại bản Hoa Tiến (Quỳ Châu). Ảnh: Nguồn Facebook Sầm Thị Tình

Hơn 2 năm dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, bản du lịch cộng đồng vốn đã đạt 4 sao OCOP ở đây đứng trước nguy cơ mai một, nay đang được phục hồi. Những nếp nhà sàn, nhà homestay bắt đầu được bài trí lại, các sản phẩm thổ cẩm, hiện vật được trưng bày, ngoài cổng những vườn hoa, cây cảnh... được trồng thêm. Tất cả như những lời cầu mong cho một mùa du lịch và sản xuất mưa thuận gió hòa...

Khách du lịch tìm hiểu hoa văn thổ cẩm Quỳ Châu. Ảnh: T.P
Khách du lịch tìm hiểu hoa văn thổ cẩm Quỳ Châu. Ảnh: T.P
Con đường bản rợp bóng cây đưa chúng tôi về với bản du lịch cộng đồng Hoa Tiến (Quỳ Châu). Nơi đây, năm 2019 là năm đầu tiên Nghệ An thực hiện Chương trình OCOP và bản làng đã vinh dự đạt danh hiệu 4 sao OCOP.
Đó là một vinh hạnh lớn bởi Châu Tiến là bản vùng sâu, vùng xa và hơn hết sản phẩm du lịch cộng đồng là sản phẩm OCOP còn mới mẻ ở Việt Nam. Sản phẩm dệt thổ cẩm Quỳ Châu và du lịch cộng đồng ở đây cộng hưởng với nhau tạo thành nét văn hóa đặc sắc của xứ Nghệ.
Những sản phẩm thổ cẩm ở đây, nhất là những chiếc khăn tơ tằm với hoa văn độc lạ đã vươn ra nhiều thị trường, được nhiều bạn bè biết đến. 
Giám đốc HTX thổ cẩm Hoa Tiến - chị Sầm Thị Bích cho biết: Nghề dệt thổ cẩm vốn để làm nên quần áo, chăn nệm phục vụ đời sống dần dần có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của bà con. Có những sản phẩm thổ cẩm cả trăm năm vẫn còn lưu giữ mà không bị hỏng. Của hồi môn của con gái đi lấy chồng cũng đều là đồ thổ cẩm. Những món đồ ấy được trân quý  hơn bởi được chắt lọc từ thiên nhiên và nâng niu từ bàn tay tài hoa của nghệ nhân, của các bà, các mẹ, các chị em, là gửi gắm bao ân nghĩa và tình cảm, sáng tạo và trách nhiệm.
Nói về cách tạo màu, chị Bích cho biết: Màu tím được các chị nhuộm từ lá nếp cẩm hông xôi, lá bàng làm nên màu xanh cỏ úa, lá cà phê ra được mầu nâu đồng… Rồi từ 5 màu cơ bản các chị, các mẹ còn tạo ra những màu sắc đa dạng, hài hòa mang đậm bản sắc xứ sở và đặc biệt còn hài hòa với xu hướng thời trang thế giới. Hơn thế, đồ thổ cẩm an toàn cho sức khỏe và môi trường nên được khách du lịch quốc tế ưa chuộng. Chị Bích cho hay, nói thì đơn giản thế nhưng đây là cả một quá trình chế biến, đúc rút kinh nghiệm, mức độ pha chế, để lửa...
Sản phẩm khăn tơ tằm của Quỳ Châu. Ảnh: Trân Châu
Sản phẩm khăn tơ tằm của Quỳ Châu. Ảnh: Trân Châu 

Để hội nhập với thị trường, đưa văn hóa ra với bè bạn, HTX thổ cẩm Hoa Tiến đã tích cực quảng bá trên các kênh thương mại điện tử bằng các trang Facebook, Zalo, hay mở hệ thống cửa hàng ở Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn từ phía địa phương và ngành chức năng. Ví như hiện nay HTX rất cần được hỗ trợ một gian hàng để giới thiệu sản phẩm của địa phương để du khách tới đây có điều kiện tìm hiểu trải nghiệm, chụp ảnh với các sản phẩm thổ cẩm... vì các hoạt động này hiện nay đang tổ chức ngay tại các gia đình, gây nhiều bất tiện.

Sợi chuối, sợi dứa làm nên thổ cẩm
Chị em ở bản Hoa Tiến (Quỳ Châu) tách và nối sợi chuối trước khi dệt vải. Ảnh: Trân Châu
Chị em ở bản Hoa Tiến (Quỳ Châu) tách và nối sợi chuối trước khi dệt vải. Ảnh: Trân Châu
Ngoài câu chuyện từ lâu là dệt sợi dứa Quỳnh Lưu thành thổ cẩm, nay với cây chuối thân thuộc của người Việt, chị em huyện Quỳ Châu lần nữa thành công khi gia công sản xuất sợi chuối thành thổ cẩm. Sợi chuối sau khi dập từ thân chuối, phơi khô thành nhưng bản sợi lớn, to nhỏ không đều, được đưa về bản.
Hình ảnh sợi chuối được dệt thành vải ở Quỳ Châu. Ảnh: Trân Châu
Hình ảnh sợi chuối được dệt thành vải ở Quỳ Châu. Ảnh: Trân  Châu
Từ đây chị em nguồi tỉ mẩn gỡ từng sợi, tách chúng thành sợi bé xíu rồi gút lại cho dài ra thành sợi, rồi cuộn thành cuộn để bắt đầu dệt. Công đoạn tạo sợi cũng gian nan không kém khâu dệt. Những bẹ sợi chuối dưới sự tỉ mỉ của các chị cuối cùng cũng thành sợi để dệt thành những tấm vải lớn màu sáng tự nhiên. Từ đây, vải sợi chuối được nhập cho các đối tác khác tiêu thụ hoặc sản xuất ra các sản phẩm tinh tế chất lượng cao hơn. 
Từ sợi chuối thô sơ qua nhiều công đoạn, phụ nữ Thái ở Quỳ Châu đã dệt thành vải. Ảnh: Trân Châu
Từ sợi chuối thô sơ qua nhiều công đoạn, phụ nữ Thái ở Quỳ Châu đã dệt thành vải. Ảnh: Trân Châu

Tìm hiểu được biết, từ thời xa xưa, ở Nhật và Nepal, sợi chuối đã được sử dụng phổ biến để làm miếng lót bàn, thảm trải sàn và mái che. Người Nhật từ thế kỷ XIII đã biết trồng chuối lấy sợi để dệt vải may quần áo và làm đồ gia dụng. Đến thế kỷ XIX, sợi chuối (sợi abaca) đã được sử dụng làm dây thừng trên các con tàu biển.

Hiện tại, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước có diện tích trồng chuối lớn nhất thế giới. Thị trường sợi chuối đã hình thành và phát triển khoảng 15 - 20 năm nay và ngày càng sôi động...

Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An và lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu ngạc nhiên trước những sản phẩm dệt từ sợi chuối ở Quỳ Châu. Ảnh: Trân Châu
Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An và lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu ngạc nhiên trước những sản phẩm dệt từ sợi chuối ở Quỳ Châu. Ảnh: Trân Châu 
Sợi chuối không những dẻo dai, thấm hút tốt, chống cháy, sợi chuối còn kháng nấm mốc, thoáng khí, rất nhẹ, cách âm, cách điện. Sợi chuối hiện đã có mặt trong hàng vạn sản phẩm, vật phẩm tiêu dùng như tiền giấy, giấy in, giấy gói, giấy túi lọc. Với sự khéo léo, các bà các chị ở Quỳ Châu đã dệt nên được hàng trăm mét sợi chuối để nhập cho các đối tác, tiền dệt mỗi mét 250.000 đồng. 

Ngoài sản phẩm thổ cẩm, hiện ở Hoa Tiến (Quỳ Châu) có 9 mô hình homestay hoạt động. Ở các nhà homestay, ngoài phục vụ ăn nghỉ, du khách còn được trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên, thưởng ngoạn phong cảnh Quỳ Châu với những cánh đồng lúa đặc sản, các cọn nước thủy lợi, trải nghiệm lại cuộc sống của dân bản cả về thực tế lẫn các hiện vật được trưng bày với trang sức, nhạc cụ, thổ cẩm…

Phong cảnh tự nhiên ở Quỳ Châu. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An
Phong cảnh tự nhiên ở Quỳ Châu. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An
Trải nghiệm du lịch Quỳ Châu. Ảnh: Sầm Thị Tình
Trải nghiệm du lịch Quỳ Châu. Ảnh: Sầm Thị Tình

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.