Đội cận vệ theo sát ông Putin khi công du nước ngoài

Các biện pháp an ninh được chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng và khắc nghiệt cho mỗi bước đi của tổng thống Nga.

Lực lượng FSO bảo vệ ông Putin trong chuyến công du tới Áo năm 2014. Ảnh: RBTH.
Lực lượng FSO bảo vệ ông Putin trong chuyến công du tới Áo năm 2014. Ảnh: RBTH.

Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong mỗi chuyến công du nước ngoài, quy trình an ninh bảo vệ ông được lên kế hoạch và chuẩn bị từ rất sớm với khối lượng công việc lớn, theo Sputnik.

Nhiệm vụ bảo vệ chính cho ông Putin được giao phó cho Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO), đơn vị có nguồn gốc từ Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB) từ thời Liên Xô.

Theo lời kể của Aleksandr Korzakov, cựu chỉ huy lực lượng bảo vệ Tổng thống Boris Yeltsin, hiện  FSO có khoảng 50.000 đặc vụ, nhiều gấp 4 lần so với giai đoạn trước khi ông Putin lên làm tổng thống.

Ở nước Nga, FSO có quyền lực rất lớn, có thể tiến hành hoạt động điều tra, nghe lén, khám xét thư tín, bắt giữ, lục soát nơi ở, trưng dụng xe hơi... mà không cần lệnh từ tòa án hay viện kiểm sát.

Trong mỗi chuyến công du nước ngoài, đội cận vệ của FSO luôn bám sát Tổng thống. Bằng mắt thường, họ xác định và kiểm soát các vị trí có thể xuất hiện mối đe dọa. Những chiếc cặp tài liệu họ mang theo không phải loại thông thường mà được bọc thép để sẵn sàng bảo vệ ông Putin trong trường hợp bị tấn công bất ngờ.

Các cận vệ của FSO có trách nhiệm bảo vệ mạng sống cho Tổng thống bằng mọi giá, thậm chí hy sinh tính mạng mình. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất cả đặc vụ FSO buộc phải giữ bí mật thông tin về bản thân.

Thực tế, Muscovite Dmitry Kochnev, lãnh đạo FSO hiện nay, được mệnh danh là "người không lý lịch", vì không có bất cứ thông tin nào về ông xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của Điện Kremlin hoặc FSO. 

Vũ khí chính của các thành viên FSO là súng ngắn Serdyukov với tên gọi là CR-1. Đây là loại súng xuyên giáp sử dụng đạn 9 mm, được chế tạo hoàn toàn tại Nga và được đánh giá là một trong những loại súng hiện đại nhất trên thế giới. Ngay cả một người bình thường sử dụng loại súng này cũng có thể đạt độ chính xác vượt trội.

Các thành viên FSO luôn theo sát ông Putin như hình với bóng. Ảnh: RBTH.
Các thành viên FSO luôn theo sát ông Putin như hình với bóng. Ảnh: RBTH.

Đội FSO bảo vệ vòng ngoài của ông Putin được trang bị súng AK-47, AKS-74U và súng trường bắn tỉa Dragunov, trong nhiều trường hợp còn có cả súng máy RPK, súng phóng lựu và tên lửa vác vai.

Trước mỗi chuyến công du của ông Putin, các chuyên gia an ninh hàng đầu của Nga sẽ phân tích tất cả thông tin liên quan đến khu vực ông Putin sẽ đặt chân đến như tình hình kinh tế, chính trị, tội phạm, sự xuất hiện của những nhóm khủng bố và phong trào tôn giáo.

Sau đó, nhóm an ninh tiền trạm bao gồm các nhân viên Cơ quan An ninh liên bang (FSB) và Tổng cục Tình báo hải ngoại (SVR) sẽ có mặt trước khoảng một tháng. Họ kiểm tra kỹ càng khách sạn nơi Tổng thống nghỉ lại, một thang máy riêng sẽ được thiết kế dành cho người đứng đầu Điện Kremlin.

Nhóm này sẽ thay thế toàn bộ đồ dùng cá nhân và trái cây trong phòng Tổng thống bằng sản phẩm được chứng nhận an toàn của Điện Kremlin. Những người phục vụ ông Putin tại khách sạn như đầu bếp, nhân viên vệ sinh, dọn phòng thường là nhân viên đến từ Nga theo sự điều động của FSB. Đồ ăn của ông cũng được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bữa ăn bắt đầu.

Sau khi xử lý thông tin, toàn bộ mối đe dọa, nguy cơ, cũng như các biện pháp ứng phó trù liệu sẽ được đưa ra đánh giá. Nhóm an ninh tiền trạm cũng phối hợp với cảnh sát địa phương để nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí diễn ra các hoạt động của tổng thống như diễn thuyết, gặp gỡ nhằm lường trước mọi tình huống nguy hiểm.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.