"Đổi công" để kịp thu hoạch chè xuân ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Những ngày này, khắp các đồi, vườn chè ở huyện Thanh Chương, bà con nông dân đang thu hoạch chè xuân - vụ chè đầu tiên của năm.

1- Với diện tích hơn 4200 ha, Thanh Chương đang là vựa chè của tỉnh. Sau 2 “đại nạn” nắng nóng giữa năm 2015 và rét hại đầu năm nay, sản lượng chè vụ xuân đạt thấp, khoảng 3 - 3,5 tấn/ha. Hiện, khắp các vùng chè dọc đường Hồ Chí Minh, bà con nông dân các xã trồng chè như Hạnh Lâm, Thanh An, Thanh Thủy, Thanh Mai… đang hăng hái thu hoạch chè.
Với diện tích hơn 4.200 ha, Thanh Chương đang là vựa chè của tỉnh. Sau 2 “đại hạn” giữa năm 2015 và rét hại đầu năm nay, sản lượng chè vụ xuân đạt thấp, khoảng 3 - 3,5 tấn/ha. Hiện, khắp các vùng chè dọc đường Hồ Chí Minh, bà con nông dân các xã trồng chè như Hạnh Lâm, Thanh An, Thanh Thủy, Thanh Mai… đang thu hoạch búp chè.
Hầu hết các hộ dân đều dùng máy cắt để thu hoạch, có thể thuê hoặc đổi công cho nhau. Mỗi chiếc máy cùng với 1 ê kíp 3 người (2 người vác máy, 1 người vác bao), 1 ngày có thể cắt được gần 1ha chè, với năng suất khoảng 2,5 - 3 tấn/ngày. Thu hoạch chè bằng máy, có lợi về năng suất, sản lượng, nhưng người trồng phải đảm bảo cắt và chăm sóc đúng kỹ thuật, chè mới phát triển tốt.
Hầu hết các hộ dân đều dùng máy cắt để thu hoạch, có thể thuê hoặc đổi công cho nhau. Mỗi chiếc máy cùng với 1 ê kíp 3 người (2 người vác máy, 1 người vác bao), 1 ngày có thể cắt được gần 1ha chè, với năng suất khoảng 2,5 - 3 tấn/ngày. Thu hoạch chè bằng máy có lợi về năng suất, sản lượng, nhưng người trồng chè phải đảm bảo cắt và chăm sóc đúng kỹ thuật, thì thu hái bằng máy mới thuận lợi.
Rải rác ở các xã, một số hộ dân có diện tích chè ít, nhỏ lẻ, vẫn tiếp tục duy trì thu hái bằng tay
Rải rác ở các xã, một số hộ dân có diện tích chè ít, nhỏ lẻ, vẫn tiếp tục duy trì thu hái bằng tay.
Chị Hoàng Thị Loan (xóm 1, xã Thanh An) cho biết: Chè vụ xuân năm nay, sản lượng thấp hơn các năm trước. Gia đình chị làm 1,5 ha, thu hoạch xong sẽ được khoảng 4, 5 – 5 tấn chè tươi. Từ lần thu hoạch thứ 2 trở đi, sản lượng chè mới cao. Trong ảnh: Chè sau khi cắt được đổ về một chỗ và đóng vào các bao tải có trọng lượng chừng 40 – 60kg
Chị Hoàng Thị Loan (xóm 1, xã Thanh An) cho biết: Chè vụ xuân năm nay, sản lượng thấp hơn các năm trước. Gia đình chị làm 1,5 ha, thu hoạch xong sẽ được khoảng 4,5 – 5 tấn chè tươi. Từ lần thu hoạch thứ 2 trở đi, sản lượng chè mới cao. Trong ảnh: Chè sau khi cắt được đóng vào các bao tải có trọng lượng chừng 40 – 60kg để nhập cho các cơ sở chế biến.
Chè trồng trên các đồi cao, khi thu hoạch xong, người dân thường lợi dụng địa hình để lăn các bao chè xuống tập kết tại chân đồi.
Chè trồng trên các đồi cao, khi thu hoạch xong, người dân thường lợi dụng địa hình để lăn các bao chè xuống tập kết tại chân đồi.
Từ nơi thu hoạch, chè được chuyển về các cơ sở chế biến bằng xe ô tô hoặc xe kéo. Trong ảnh: Một phụ nữ trồng chè ở xã Thanh Hà đang vận chuyển chè về nhập cho xưởng chế biến ở xã Thanh Mai
Từ nơi thu hoạch, chè được chuyển về các cơ sở chế biến bằng xe ô tô hoặc xe kéo. Trong ảnh: Một phụ nữ trồng chè ở xã Thanh Hà đang vận chuyển chè về nhập cho xưởng chế biến ở xã Thanh Mai.
– Ngoài các Xí nghiệp chế biến chè lớn, tại các xã trồng chè, các hộ dân còn xây dựng nhiều xưởng sản xuất chè mini, đáp ứng tốt nhu cầu bán chè của ngươi dân trong vùng. Ở xã Thanh Thủy, hiện có 6 xưởng chè, mỗi ngày thu mua, xử lý từ 18 – 25 tấn chè tươi. Chủ xưởng chè Nguyễn Văn Hơp (thị tứ Thanh Thủy) cho biết: Mỗi ngày, xưởng thu mua và xử lý khoảng 3 tấn chè tươi, giá thu mua hiện thời từ 3200 – 3400 đồng/kg. Chè khô làm ra chừng nào, bán hết chừng đó.
Trên địa bàn Thanh Chương hiện có 3 Xí nghiệp chè: Thanh Mai, Ngọc Lâm, Hạnh Lâm. Ngoài ra còn có nhiều xưởng sản xuất chè mini, đáp ứng tốt nhu cầu bán chè búp của người dân trong vùng. Ở xã Thanh Thủy có 6 xưởng chè, mỗi ngày thu mua, xử lý từ 18 – 25 tấn chè tươi. Chủ xưởng chè Nguyễn Văn Hợp (thị tứ Thanh Thủy) cho biết: Mỗi ngày, xưởng thu mua và xử lý khoảng 3 tấn chè tươi, giá thu mua hiện thời từ 3.200 - 3.400 đồng/kg. 

 Huy Thư

Tin mới

Đọc truyện đêm khuya: Phố lỡ

Đọc truyện đêm khuya: Phố lỡ

(Baonghean.vn) - Một câu chuyện không có cốt truyện, chỉ giống như một ghi chép, một ký sự nhỏ về cuộc sống mưu sinh của những con người nhỏ bé giản dị ở một khu phố nọ, nhưng phía sau những hình ảnh rất đỗi đời thường đó lại ẩn chứa nhiều số phận. 
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/4

(Baonghean.vn) - Trưởng ban Nội chính Trung ương trao hỗ trợ 11 huyện miền Tây Nghệ An xây nhà cho hộ nghèo; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thông cáo báo chí kỳ họp thứ 12; Nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý tài sản công sau sáp nhập... là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 1/4.
Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

(Baonghean.vn) - Tìm hiểu vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành), chúng tôi còn nhận được thông tin gia đình ông Nguyễn Thanh Thản còn lấn sang đất của gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng, nơi thờ cúng 3 liệt sĩ hy sinh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng 2 Mẹ Việt Nam anh hùng.
Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

(Baonghean.vn) - Sau 10 năm kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới, Kẻo Nam từ một bản kiểu mẫu ở vùng biên đã trở thành bản nghèo nhất tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân phần lớn đến từ ma túy. Trong bản chỉ có 57 hộ, nhưng có hơn 50 người nghiện, thậm chí có gia đình vị cán bộ bản, cả 2 vợ chồng đều nghiện.