Đội mai táng đặc biệt của những nạn nhân Covid-19 ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trong đại dịch, nỗi đau người thân ra đi nhưng mình không thể ở cạnh là nỗi đau chung của rất nhiều người, bất kể họ là ai, làm gì, ở đâu. Bản thân đã trải qua, đã chứng kiến, tôi chỉ có thể cố gắng làm thật tốt những gì có thể để yên lòng người sống, trọn vẹn với người đã khuất” - anh Nguyễn Ngọc Tân - Đội trưởng Đội xử lý thi hài bệnh nhân Covid-19 tỉnh Nghệ An.

Những ngày không thể quên

Hơn 3 giờ chiều 24/2, anh Nguyễn Ngọc Tân và anh Thái Hoàng Long vẫn chưa ăn trưa. Họ vừa hoàn thành công việc mai táng cho một nạn nhân Covid-19 tại TX Hoàng Mai và trên đường trở về Vinh để tiếp tục nhận nạn nhân mới, đưa sang đài hỏa táng ở Hà Tĩnh. Trong cái rét căm căm và mưa buốt, thứ duy nhất được nạp vào bụng các anh từ sáng đến giờ là bát mỳ tôm tự pha ở đài hỏa táng.

Cùng thời điểm, anh Vũ Hồng Quảng cũng vừa hoàn thành công việc khâm liệm, xử lý tử thi của một bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Vì đã quá bữa, anh định bụng sẽ gộp bữa trưa vào bữa tối, dù bản thân không chắc bữa tối của anh sẽ diễn ra lúc nào. Trực chiến 24/24h, bất cứ khi nào có ca tử vong Covid-19, anh có mặt một cách nhanh nhất để xử lý.
Ảnh:
Chiếc xe tang lễ dành riêng cho bệnh nhân tử vong vì Covid-19. Ảnh: NVCC

Các anh là những thành viên thuộc "Đội xử lý thi hài bệnh nhân Covid-19" duy nhất của tỉnh Nghệ An.

“Ngày 5/7/2021, Nghệ An xuất hiện ca tử vong đầu tiên do Covid-19. Là điều dưỡng tham gia chống dịch tại khu dương tính Bệnh viện HNĐK Nghệ An, tôi cùng một người nữa được phân công xử lý thi hài bệnh nhân. Trước đó, hai anh em chưa từng làm nhiệm vụ này nên vừa làm vừa run. Nỗi lo lắng lớn nhất thao tác chưa đúng, quy trình chưa chuẩn sẽ để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh” - nhớ lại những ngày đầu thành lập, Đội trưởng Nguyễn Ngọc Tân nói.

Những đợt sóng, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh đã khiến số nạn nhân chết vì Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng dần. Khi anh Tân thành thạo với nhiệm vụ mới cũng là khi Đội Xử lý thi hài bệnh nhân Covid-19 cần thêm thành viên. Những thành viên tiếp theo lần lượt là anh Ngô Thế Lực từ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện HNĐK Nghệ An), anh Vũ Hồng Quảng từ Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh. Đến tháng 11/2021, khi công việc của đội trở nên quá tải, anh Thái Hoàng Long và Nguyễn Hải Trường từ bộ phận Tổng khử khuẩn của Bệnh viện HNĐK Nghệ An được bổ sung thêm vào đội quân đặc biệt này. Khi không có ca tử vong, các anh lại tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Những bữa ăn tự phục vụ thường diễn ra trên xe hoặc ở nhà hỏa táng. Ảnh: NVCCNhững bữa ăn tự phục vụ thường diễn ra trên xe hoặc ở nhà hỏa táng. Ảnh: NVCC

Công việc xử lý thi hài bệnh nhân Covid-19 tuần tự là nhận thi hài bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở khu điều trị hoặc tại nhà dân nếu là ca cộng đồng, bọc kín rồi chuyển về nhà tang lễ bệnh viện. Tại đây, các thành viên trong đội sẽ vệ sinh sạch sẽ, thay đồ và tiến hành khâm liệm, khử khuẩn, đưa vào túi tử thi chuyên dụng. “Với người lớn tuổi thì chúng tôi mặc đồ thọ, người trẻ tuổi thì mặc đồ thường. Đây cũng là công đoạn nguy hiểm, rủi ro lây nhiễm cao nhất. Toàn bộ quy trình khâm liệm và xử lý phải tuân thủ những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về phòng, chống dịch cho người làm và môi trường xung quanh. Sau khi dán kín, quan tài sẽ được các thành viên chuyển sang đài hỏa táng ở Hà Tĩnh và sau hỏa táng xong, đội sẽ đưa tro cốt về cho gia đình nạn nhân” - anh Tân cho biết.

Những ngày gần đây, khi diễn biến dịch ngày càng nghiêm trọng, số người chết ngày một nhiều, công việc của đội trở trên áp lực hơn bao giờ hết. Trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, qua lớp khẩu trang và tấm chống giọt bắn mờ nước, anh Long nói như hụt hơi: “Có ngày toàn đội 5 người xử lý đến 11 ca tử vong, trong đó có 1 ca cộng đồng. Suốt hơn 24 giờ đó, chúng tôi không có khái niệm ngày, đêm, sáng, tối, chỉ có những thi thể, những quy trình tẩm liệm, những chuyến xe, liên tục và liên tục”.

Ranh giới mong manh và nỗi day dứt “nghĩa tận”

Chiếc xe tang lễ của Đội Xử lý thi hài bệnh nhân Covid-19 được chia làm đôi bằng một vách ngăn màu trắng. Bên này vách ngăn là không gian để đặt quan tài người đã mất. Bên kia vách ngăn là buồng lái nối với một phần khoang xe dùng để đặt hài cốt sau khi được hỏa thiêu, các vật dụng thiết yếu.

Một chuyến xe chở nhiều hài cốt trong một ngày cao điểm. Ảnh: NVCC
Một chuyến xe chở nhiều hài cốt trong một ngày cao điểm. Ảnh: NVCC

Những ngày cao điểm, chiếc xe tang lễ vận chuyển nạn nhân Covid-19 trở thành “căn phòng” di động của các thành viên trong đội. “Vì không một hàng quán nào “dám” bán hàng cho chúng tôi nên chúng tôi mang theo ấm đun nước, đồ ăn. Trên xe cũng có nệm để anh em đổi lái, tranh thủ ngả lưng trên đường đi” - anh Tân giải thích. Thế là “căn phòng” đặc biệt có một không hai này trở thành nơi diễn ra những giấc ngủ ngắn chập chờn, những bữa ăn qua quýt tự phục vụ với mỳ tôm, lương khô, những mệt mỏi rã rời và những cảm xúc không thể gọi tên…

Không gian giữa cái chết và sự sống cách nhau chưa đầy gang tay.

“Trước khi đảm nhận nhiệm vụ này, tôi chỉ làm công việc khử khuẩn bình thường, mọi thứ với tôi vô cùng mới mẻ, thử thách đến cả từ thể lực lẫn tinh thần. Tôi sẽ không bao giờ quên được cảm xúc mỗi lần vào khu điều trị dành cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Âm thanh máy, tiếng thở hổn hển, những ánh mắt lo âu... Ở đó hầu hết là những người lớn tuổi, họ là khao khát được sống, được trở về với gia đình, được ở bên con, cháu... Sự sống quá đỗi mong manh. Trong cuộc chiến giành giật sự sống này, tôi không muốn phải bước vào để tiễn đưa bất cứ ai" - thành viên Thái Hoàng Long xúc động.

Bữa ăn vội trên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: P.V
Bữa ăn vội trên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: P.V

Là nhân viên Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh, đã quen làm việc với những thi hài nhưng anh Vũ Hồng Quảng vẫn chưa thể quen với những nỗi xót xa trong nhiệm vụ mới. Anh nói: “Tôi đã chứng kiến những cái chết lặng lẽ, giản đơn đến mức không có một người thân nào bên cạnh. Từ khi trút hơi thở cuối đến khi chôn cất, gia đình nạn nhân chỉ có thể xem lại hình ảnh qua điện thoại”. Đây cũng là lý do điện thoại các thành viên trong đội lưu giữ rất nhiều ảnh và video ghi lại trình tự xử lý thi hài nạn nhân để gửi về cho người thân, gia đình.

Trong 8 tháng xa nhà làm nhiệm vụ, Đội trưởng Nguyễn Ngọc Tân có lẽ là chứng kiến nhiều nỗi đau, trải qua nhiều mất mát hơn cả. Bởi lẽ, trong thời gian đó, bố anh mất trong một cơn đau tim nhưng anh không thể về chịu tang. Bàng hoàng, đau đớn, nhiệm vụ chưa xong, anh chỉ có thể nén lòng, vái vọng rồi lặng lẽ tiếp tục công việc của mình: Lo hậu sự cho những người không thân thích.

Các thành viên trong đội thay mặt gia đình thắp hương cho những nạn nhân tử vong vì Covid-19 trong dịp tết Nguyên đán 2022. Ảnh: NVCC
Các thành viên trong đội thay mặt gia đình thắp hương cho những nạn nhân tử vong vì Covid-19 trong dịp tết Nguyên đán 2022. Ảnh: NVCC

Trong rất nhiều trường hợp, gia đình vì lo lắng nguy cơ nhiễm Covid-19 nên sẽ nhờ đội đưa thẳng ra nghĩa trang và trực tiếp tiến hành công việc mai táng. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, các anh trở thành thầy cúng “bất đắc dĩ”, tự tìm hiểu trên mạng để đảm nhận những công việc như chuẩn bị đồ lễ, thắp hương, đọc bài khấn…

“Biết làm sao được. Trong đại dịch, nỗi đau người thân ra đi nhưng mình không thể ở cạnh là nỗi đau chung của rất nhiều người, bất kể họ là ai, làm gì, ở đâu. Bản thân đã trải qua, đã chứng kiến, tôi chỉ có thể cố gắng làm tốt nhất những gì có thể, để yên lòng người sống, trọn vẹn với người đã khuất, và bản thân cũng nhẹ nhõm. Giờ chỉ mong sao dịch bệnh qua đi, cuộc sống sớm trở lại bình thường như trước” - anh Tân trải lòng.

tin mới

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.