Cựu giám đốc Ban quản lý Dự án nước Sông Đà bị truy tố như thế nào?

Cựu giám đốc ban quản lý dự án nước Sông Đà bị cáo buộc không tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, tắc trách trong việc kiểm soát nguyên liệu.

Thực hiện chủ trương phát triển đô thị và môi trường của chuỗi đô thị phía Tây Hà Nội, trong đó yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải được ưu tiên đầu tư thực hiện là xây dựng một hệ thống cấp nước lâu dài, bền vững và ổn định, nên Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (viết tắt là Tổng Công ty Vinaconex) đã có chủ trương đầu tư xây dựng dự án cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Đông (viết tắt là Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội).

Đường dẫn nước sông Đà trong một lần bị vỡ
Đường dẫn nước sông Đà trong một lần bị vỡ

Sau khi trình lên Chính phủ, và được Thủ tướng phê duyệt, Tổng Công ty Vinaconex bắt tay vào thực hiện dự án.

Để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng dự án, Tổng Công ty Vinaconex có các quyết định về việc thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội.

Bị cáo Hoàng Thế Trung (SN 1960, trú tại Hà Nội) được giao trọng trách làm giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội. Bị cáo Trung nhận nhiệm vụ phụ trách chung.

Bị cáo Nguyễn Văn Khải ( trú tại Hà Nội) được giao trách nhiệm Phó giám đốc ban quản lý dự án, phụ trách vật tư thiết bị. Bị cáo Trương Trần Hiển làm trưởng phòng vật tư thiết bị.

Theo quy chế tổ chức và hoạt động, ban quản lý dự án có chức năng nhiệm vụ thay thế chủ đầu tư dự án tổ chức, quản lý và thực hiện đầu tư, giám sát và điều hành thi công dự án đầu tư từ giai đoạn khởi công đến giai đoạn hoàn thành, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Công ty Vinaconex về chất lượng công trình.

Ngoài ra, Ban quản lý dự án còn thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình theo một nghị định của Chính phủ về đầu tư xây dựng.

Trong quá trình hoạt động, Bản quản lý dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội đã không tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, không kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào dùng cho dự án dẫn đến chất lượng công trình xây dựng không đảm bảo.

Khi thương thảo, ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu cung cấp ống và phụ kiện Composite cốt sợi thủy tinh là Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex để cung cấp, lắp đặt cho hạng mục tuyến ống truyền tải nước sạch của dự án đã không kiểm tra đầy đủ các tiêu chí.

Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý xây dựng, ban quản lý dự án cùng tư vấn giám sát đã phát hiện nhiều sản phẩm ống cốt sợi thủy tinh không đạt tiêu chuẩn sản xuất và yêu cầu thiết kế nhưng không tổ chức thu hồi mà vẫn cho lắp đặt.

Kết luận của Bộ Xây dựng xác định, nguyên nhân chính gây ra việc vỡ ống truyền tải nước sạch là do ống cốt sợi thủy tinh đã lắp đặt cho dự án không đảm bảo chất lượng, độ bền lâu của tuyến ống không đảm bảo 50 năm.

Từ ngày 4/2/2012 – 26/9/2015, tuyến ống truyền tải nước sạch đã bị vỡ 14 lần, số lượng 18 cây ống cốt sợi thủy tinh bị vỡ. Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex – đơn vị khai thác đường ống dẫn nước đã phải chi phí gần 13,5 tỷ đồng để khắc phục sự cố.

Theo cáo buộc, trách nhiệm vụ việc thuộc về giám đốc ban quản lý dự án là Hoàng Thế Trung và các thuộc cấp.

Đây là những người có trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ quản lý điều hành dự án, phụ trách công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu dùng cho dự án.

Bị cáo Trung và hai thuộc cấp bị cơ quan tố tụng truy tố tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 Bộ Luật hình sự.

Ngoài bị cáo Trung và hai thuộc cấp tại dự án, trong vụ án này còn truy tố các bị cáo: Trần Cao Bằng (SN 1954, quê Nam Định), Vũ Thanh Hải (SN 1960, quê Nam Định) – thuộc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Thanh Trì (SN 1968, quê Phú Thọ), Nguyễn Biên Hùng (SN 1950, trú tại Hà Nội), Hoàng Quốc Thống (SN 1955, quê Nam Định), Bùi Minh Quân (SN 1972, trú tại Hà Nội) đều thuộc Công ty Cổ phần nước và Môi trường Việt Nam. Các bị cáo bị truy tố theo khoản 2, điều 229 Bộ luật hình sự.

Trong vụ án này, còn có trách nhiệm của các thành viên HĐQT Tổng Công ty Vinaconex. Kết quả điều tra xác định sai phạm của HĐQT Vinaconex là, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, sử dụng ống cốt thủy tinh thay cho ống gang dẻo, ống thép để lắp đặt cho tuyến ống truyền tải nước sạch của dự án khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm để cung cấp ống composite cho dự án; sản phẩm cung cấp không đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, việc thay đổi vật liệu, HĐQT muốn tiết kiệm kinh phí đầu tư, thu hồi vốn nhanh và không biết việc làm vi phạm các quy định về xây dựng trong quá trình sản xuất, nghiệm thu, lắp đặt tuyến ống của các bị cáo ở quan bản lý dự án và Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex.

Một số thành viên HĐQT đã nghỉ hưu, người thì mắc bệnh hiểm nghèo nên cơ quan điều tra xem xét xử lý sau.

Hiện TAND Hà Nội đang xem xét hồ sơ vụ án./.

Dự án có tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng, gồm các nguồn vốn vay của: Ngân hàng Phát triền Việt Nam 650 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 246 tỷ đồng; Ngân hàng Natexis Banques Populaires (Pháp) hơn 13,6 triệu USD. Ngoài ra dự án còn sử dụng vốn tự có và một số nguồn vốn khác khoảng 332 tỷ đồng. Tuyến ống truyền tải nước sạch có gói thầu cung cấp ống và phụ kiện ống cốt sợi thủy tinh có giá trị quyết toán là 331 tỷ đồng, giá trị xây lắp tuyến ống là 122 tỷ đồng.

Theo vov

tin mới

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).

Video: Khởi tố đối tượng giả danh Luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Video: Khởi tố đối tượng giả danh luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(Baonghean.vn) - Không có công ăn việc làm ổn định, không bằng cấp nhưng Trần Thị Thủy vẫn thông tin tới các bị hại bản thân là luật sư, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại thông qua hình thức “chạy án”. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An bắt giữ, khởi tố.

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thủy (SN 1980), trú tại phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở chỉ đạo của Công an tỉnh, Tổ công tác đặc biệt gồm lực lượng của Phòng CSGT, phối hợp CSCĐ triển khai tổ chức tuần tra, kiểm soát trên tất cả các tuyến đường; xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến các phương tiện kinh doanh vận tải, nhất là lỗi vi phạm quá khổ, quá tải...

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Baonghean.vn) - Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt bao nhiêu?. Vấn đề quan tâm của ông Nguyễn Văn Trì (Thanh Chương, Nghệ An).

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá thành công chuyên án, triệt xóa ổ nhóm trộm hơn 2 tấn chó, do các đối tượng mang nhiều tiền án, tiền sự thực hiện, bước đầu bắt giữ 3 đối tượng.

Hồ Sỹ Bé bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Giết người. Ảnh: Như Bình.

Sát hại hàng xóm chỉ vì 'tự ái vặt'

(Baonghean.vn) - Chỉ vì lời khích bác của người trong xóm, Hồ Sỹ Bé (Đô Lương) đã dùng dao cướp mạng sống của người láng giềng là trụ cột chính của gia đình có 5 miệng ăn... Hành vi của Bé để lại nỗi đau cho bao người, trong đó có cả người mẹ của gã.

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lê Thị Thúy Hà đưa ra thông tin cần người gia công các mặt hàng cao cấp, những người muốn nhận gia công các mặt hàng này cần phải đặt trước tiền cọc. Tuy nhiên, trên thực tế những nguồn vật liệu này được Lê Thị Thúy Hà mua trôi nổi trên thị trường và Lê Thị Thúy Hà cũng không có đầu mối tiêu thụ.