Xét xử băng bảo kê người chuyển giới bán dâm

Để được hành nghề, những người chuyển giới phải nộp từ 100-200 ngàn đồng/ngày cho nhóm bảo kê của Phạm Xuân Lộc và đồng phạm.

Ngày 7/9, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử Phạm Xuân Lộc (35 tuổi, quê tại TP.Hải Phòng) và 15 đồng phạm về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Các bị cáo được dẫn giải đến tòa sáng ngày 7-9. Bị cáo Lộc thứ 2 từ trái qua (cạnh bị cáo mặc áo màu xanh)
Các bị cáo được dẫn giải đến tòa sáng 7/9. Bị cáo Lộc thứ 2 từ trái qua (cạnh bị cáo mặc áo màu xanh)

"Kiếm ăn" trên thân xác người chuyển giới

Theo cáo trạng, vào khoảng tháng 8/2014, trong khoảng thời gian từ 21h đêm đến 3h sáng hôm sau, thường có khoảng 20-30 nam thanh niên đã phẫu thuật chuyển giới sang nữ tụ tập ở khu vực trước cổng trường ĐH Bách Khoa TP.HCM (đường Lý Thường Kiệt, Q.10) để bán dâm.

Để được "hành nghề" tại khu vực này, những người chuyển giới buộc phải nộp từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/người/ngày cho vợ chồng Lê Văn Dũng, Đào Thị Cúc và các đồng phạm khác để được bảo kê, nếu không sẽ bị hăm dọa, đánh đuổi. 

Trung bình mỗi tháng Dũng và đồng phạm thu được 45 triệu đồng. Số tiền cưỡng đoạt được Dũng chia cho đàn em mỗi người 500.000 đồng/ngày. 

Đến tháng 11/2014, Dũng bị công an Q.11 bắt về tội chống người thi hành công vụ nên không thể tiếp tục thu tiền bảo kê nữa. Tính đến ngày Dũng bị bắt, tổng cộng cả nhóm đã cưỡng đoạt 135 triệu đồng, trong đó Dũng hưởng lợi 45 triệu đồng.

Sau khi chồng bị bắt, khoảng tháng 12/2014 Cúc cấu kết với Phạm Xuân Lộc tiếp tục cưỡng đoạt tiền của người bán dâm ở khu vực trên. Tuy nhiên, Cúc thu tiền được 2 tháng thì bị Lộc và đồng bọn đuổi đánh. 

Tổng cộng, Cúc đã thu được 120 triệu, chi cho Lộc 10 triệu, Cúc hưởng lợi 60 triệu.

Nhiều băng nhóm giành nhau "bảo kê"

Sau khi giành quyền bảo kê từ Cúc, từ tháng 4/2015, Lộc cùng đồng bọn tổ chức cưỡng đoạt tiền của người bán dâm tại khu vực đường Lý Thường Kiệt, Q.10. 

Hằng ngày đàn em đi thu 200.000 đồng/người tiền hành nghề của các bị hại, mỗi ngày thu được từ 3 triệu-3,6 triệu đồng về nộp lại cho Lộc, sau đó Lộc chia lại cho các đồng phạm khác. 

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2015, Lộc cùng đồng bọn đã chiếm đoạt gần 293 triệu đồng.

Đến tháng  9/2015, Lộc lại bị Trương Công Định đuổi đánh giành quyền bảo kê. 

Sau khi giành được quyền "bảo kê" người chuyển giới bán dâm, Định cùng đồng bọn tiếp tục thủ đoạn cưỡng đoạt tiền như nhóm Lộc đã làm. Từ tháng 9-2015 đến tháng 1-2016, Định và đồng bọn đã chiếm đoạt của người bán dâm gần 95 triệu đồng.

Khoảng 1h55 ngày 4/1/2016, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây bảo kê trên đang thu tiền của 2 người chuyển giới bán dâm. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng đã bắt giữ các đối tượng trên./.

Theo tuoitre 

tin mới

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

(Baonghean.vn) - Vừa bước xuống xe khách, chưa kịp tẩu tán 2.000 viên ma túy tổng hợp, Lô Thị Vân trú tại xã Giang Sơn (Đô Lương) đã bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Nghệ An), Công an huyện Quỳ Hợp đồng chủ trì, phối hợp với Công an huyện Đô Lương bắt giữ.

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

(Baonghean.vn) - Liên tục vài năm gần đây, xã Châu Thắng (Quỳ Châu) luôn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, khi nước sông Hiếu dâng cao còn bị chia cắt cục bộ, công tác cứu hộ, cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Cây cầu mới vừa được xây dựng hoàn thành đã giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(Baonghean.vn) - Cục Thuế tỉnh vừa có văn bản đôn đốc các phòng, Chi cục Thuế trực thuộc rà soát, báo cáo, quản lý thuế đối với các trường hợp sử dụng đất chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất. Đây là vấn đề Báo Nghệ An đã phản ánh tại bài viết “Nghịch lý phía sau các cụm công nghiệp ở Quỳ Hợp”.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).