Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022)

Đồng chí Tô Hiệu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam

Sỹ Thành (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đồng chí Tô Hiệu tham gia cách mạng khi còn học sinh phổ thông. Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, quê hương của khởi nghĩa Bãi Sậy nổi danh trong cả nước và được nuôi dạy trong một gia đình nền nếp. Năm 14 tuổi, khi đang theo học tại Trường Pháp - Việt ở thị xã Hải Dương, đồng chí Tô Hiệu đã tham gia phong trào bãi khóa đòi tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Vì hoạt động này, nên mặc dù học rất giỏi, năm 1926, Tô Hiệu vẫn bị buộc thôi học. Rời trường với tinh thần yêu nước đã in đậm trong tinh thần Tô Hiệu, đây cũng là bước dấn thân vào con đường cách mạng của đồng chí.

Từ năm 1927 - 1929, đồng chí Tô Hiệu lên Hà Nội để học Cao đẳng Tiểu học ở Trường Trí Tri. Trong thời gian này, đồng chí tiếp tục tham gia các hoạt động đấu tranh cách mạng. Qua thử thách, được kết nạp vào Học sinh Đoàn, một đoàn thể do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hà Nội tổ chức.

Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào liệt sĩ đã trồng tại Nhà tù Sơn La. Ảnh: Tư liệu ảnh 1
Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào liệt sĩ đã trồng tại Nhà tù Sơn La. Ảnh: Tư liệu

Năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp khủng bố, đàn áp dã man tất cả các phong trào yêu nước. Nhiều đồng chí cán bộ cách mạng bị bắt. Đồng chí Tô Hiệu bị mật thám theo dõi gắt gao, đã theo người anh ruột Tô Chấn, một lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng lúc ấy, vào Nam hoạt động. Sau kế hoạch ám sát 2 viên Toàn quyền Pháp và Toàn quyền Hà Lan không thành, Tô Hiệu, Tô Chấn và một số người khác đã bị thực dân Pháp bắt. Đồng chí Tô Hiệu lúc ấy mới 18 tuổi, đã bị chúng kết án “4 năm tù giam và phạt 50 đồng vì tội gia nhập tổ chức bí mật và có hành vi bạo lực”, đày đi Côn Đảo.

Tại nhà tù Côn Đảo, đồng chí Tô Hiệu từng bước chú ý tìm hiểu các tù nhân và mở rộng các mối quan hệ. Hàng ngày, theo sự chỉ dẫn trực tiếp của Tô Chấn, Tô Hiệu càng trở nên gần gũi và học tập những người tù cộng sản, từng bước tham gia vào các hoạt động trong tù. Biết Tô Hiệu còn rất trẻ, nhiều triển vọng, có nhiều phẩm chất của một người cộng sản kiên cường, khi ra tù nhất định sẽ góp phần không nhỏ vào việc gây dựng và phát triển phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dân của Đảng ta, các đồng chí lớn tuổi hơn, hoạt động lâu năm và có nhiều kinh nghiệm hơn như Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng… đã dành nhiều thời gian, công sức bồi dưỡng đồng chí Tô Hiệu hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận cương chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh vận, kinh nghiệm công tác bí mật… Theo sự hướng dẫn của các đảng viên cộng sản, Tô Hiệu tích cực tham gia các hoạt động trong nhà tù và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân. Cũng tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Năm 1934, hết hạn tù Côn Đảo, đồng chí bị thực dân Pháp đưa về quản thúc ở quê hương Xuân Cầu, Văn Giang. Mặc dù bị quản thúc nhưng đồng chí không chịu khuất phục, vừa tìm hiểu tình hình và gây dựng phong trào cách mạng ở quê hương, vừa tìm mọi cách vượt qua sự bao vây, phong tỏa của địch để bắt liên lạc với Đảng.

Năm 1936, đồng chí Tô Hiệu cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và nhiều đồng chí khác xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng và chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ ở Hà Nội và vùng phụ cận. Giữa tháng 5/1937, Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ đã được thành lập, đồng chí Tô Hiệu được bầu là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy. Cuối tháng 11/1937, đồng chí được cử làm Ủy viên Thường vụ Liên Xứ ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ. Từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1938, đồng chí đã tiến hành nhiều chuyến đi tới Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương chăm lo công tác xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng ở các địa phương này.

Tháng 2/1939, đồng chí được Xứ ủy phân công phụ trách Khu ủy khu B và là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Đồng chí đã tích cực chỉ đạo, đưa phong trào cách mạng ở đây lên cao, gây nhiều tiếng vang mạnh mẽ trong và ngoài nước. Ngày 1/12/1939, đồng chí Tô Hiệu đến cơ sở in ở xóm thợ Thượng Lý (Hải Phòng) kiểm tra việc in truyền đơn tuyên truyền chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới thì bị địch bắt. Mặc dù kẻ thù đã tra tấn dã man, ra sức mua chuộc, nhưng không thể lay chuyển được ý chí cách mạng kiên cường của đồng chí Tô Hiệu.

Trường THPT mang tên Tô Hiệu ở Hải Phòng. Ảnh giaoduc.net.vn
Trường THPT mang tên Tô Hiệu ở Hải Phòng. Ảnh: giaoduc.net.vn

Cuối tháng 12/1939, chúng đã xử mức án 5 năm tù và đầu năm 1940 đày đồng chí đi Nhà tù Sơn La. Tại đây, đồng chí đã tích cực tham gia tổ chức những chiến sĩ cộng sản đấu tranh chống chế độ lao tù đế quốc. Trung tuần tháng 2/1940, Chi bộ Nhà tù Sơn La được thành lập, đồng chí Tô Hiệu được cử làm Chi ủy viên, kiêm Tổ trưởng tổ Đảng. Tháng 5/1940, Đại hội Chi bộ bí mật được triệu tập, quyết định các chủ trương, công tác cụ thể, đồng chí Tô Hiệu được bầu làm Bí thư Chi bộ Nhà tù, đồng chí Tô Hiệu vừa chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, vừa quan tâm thành lập các tổ chức trong nhà tù (vì lúc ấy, tù chính trị ở Sơn La còn có cả những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng). Đồng chí đã vượt lên bệnh tật để tổ chức công tác giáo dục trong tù, viết nhiều tài liệu quan trọng cho Chi bộ, mở các lớp chính trị, quân sự, văn hóa, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh…

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Nhà tù, đời sống trong tù được tổ chức rất quy mô và khoa học. Ủy ban Nhà tù được thành lập để lãnh đạo mọi mặt. Ủy ban Nhà tù lại tổ chức ra các ban: Trật tự trong, Trật tự ngoài, Kinh tế, Cứu tế, Hồng thập tự, Đối ngoại, Sản xuất, Dân vận, Binh vận, Học tập và xuất bản báo Suối Reo…, để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho anh em tù nhân, tôi luyện bản lĩnh và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng. Cuối năm 1942, Chi bộ Nhà tù Sơn La đã được Ban Chấp hành Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ công nhận là Chi bộ đặc biệt, phụ trách Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng ở tỉnh Sơn La… Sau này, nhiều chiến sỹ cộng sản là đảng viên Chi bộ Nhà tù Sơn La đều trở thành những cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội như đồng chí Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Thanh Bình, Mai Chí Thọ…

Đến tháng 10/1941, đồng chí Tô Hiệu thôi không giữ chức Bí thư Chi bộ Nhà tù vì lý do sức khỏe, song đồng chí vẫn là cố vấn đặc biệt tin cậy của Chi ủy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tuyên truyền. Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, vào hồi 10 giờ 15 phút, ngày 7/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại Nghĩa trang Gốc Ổi (Nghĩa trang Nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí. Với 32 tuổi đời, 18 năm quyết dấn thân và hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Tô Hiệu là một tấm gương sáng của một chiến sĩ tiên phong, người cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta.

Trường Chính trị Tô Hiệu ở thành phố Hải Phòng.
Trường Chính trị Tô Hiệu ở thành phố Hải Phòng.

Đặt vào từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong những điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp của quá trình vận động phong trào cách mạng trước sự đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp mới thấy hết vai trò tiên phong, tài năng tổ chức và những cống hiến to lớn trong tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng phong trào cách mạng ở nước ta của đồng chí Tô Hiệu. Bằng những hoạt động thực tế rất hiệu quả, đồng chí đã góp phần không nhỏ vào việc chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho Đảng và phong trào cách mạng nước ta bước vào giai đoạn vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945, để lại cho Đảng nhiều kinh nghiệm có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022), người cộng sản kiên cường, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng thời, qua đó tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của các thế hệ cách mạng tiền bối, để các thế hệ hôm nay học tập, noi theo. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã xác định rõ lộ trình và đạt được nhiều thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Trong muôn vàn khó khăn trên chặng đường phía trước, chúng ta có thể tìm thấy giá trị tinh thần tiên phong ở tấm gương người cộng sản Tô Hiệu để đưa công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đi đến đích cuối cùng.

tin mới

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho rằng, Nghị quyết số 39 là cơ sở để Nghệ An hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hiện đại; là cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển trọng tâm lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đô thị.

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng dẫn câu ngạn ngữ: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" và cho rằng, đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

‘Kim chỉ nam’ phát triển của Nghệ An trong chặng đường 20 năm tới

Nghị quyết số 39 là ‘kim chỉ nam’ để Nghệ An tạo đột phá phát triển

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được chuyển tải đến 655 điểm cầu trên toàn tỉnh. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng, đây là "kim chỉ nam" để Nghệ An tạo đột phá.

Dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

Dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đã  trình bày dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An nhằm thực hiện Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Video: Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin nội dung chính của Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Video: Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin nội dung chính của Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã thông tin một số nội dung chính của văn kiện quan trọng này.

Góp ý dự thảo Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

Góp ý dự thảo Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 15/9, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo “Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ”.

Khơi dậy nguồn lực, tăng tốc phát triển từ Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị

Khơi dậy nguồn lực, tăng tốc phát triển từ Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị là sự ủng hộ của Trung ương đối với tỉnh Nghệ An trên nhiều lĩnh vực và nhiều địa bàn trong tỉnh. Đây là thời điểm, cơ hội “vàng” để Nghệ An bứt tốc phát triển và xây dựng tỉnh xứng đáng với tầm vóc quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

(Baonghean.vn) - Sáng 14/9, Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở. Đây là hoạt động theo chương trình công tác bồi dưỡng cán bộ năm 2023 của Đảng uỷ Khối.

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

'Chìa khoá' tạo đồng thuận ở xã vùng biên Thanh Thủy

'Chìa khoá' tạo đồng thuận ở xã vùng biên Thanh Thủy

(Baonghean.vn) - Từ một vùng quê khó khăn của huyện Thanh Chương, với địa giới hành chính rộng, trình độ sản xuất, thâm canh, nhất là sản xuất hàng hóa của người dân còn hạn chế, nay xã miền núi, biên giới Thanh Thủy đã có sự đổi thay rõ nét với những đồi keo, đồi chè, cây ăn quả;...

Trang trọng Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Trang trọng Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 10/9 (nhằm ngày 26/7 năm Quý Mão), tại Di tích Quốc gia - Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, thuộc xóm Hồng Phong, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Lễ dâng hương tưởng niệm nhân Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được cử hành trọng thể.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 8/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật ông Lê Đức Thọ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; ông Phạm Gia Luật - nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Nam.

Khen, chê cũng phải đúng, phải rõ ràng

Khen, chê cũng phải đúng, phải rõ ràng

(Baonghean.vn) - Cán bộ, đảng viên, nhân dân ta ai cũng mong muốn, cũng đòi hỏi cán bộ dù to hay nhỏ đều phải trong sạch, vì nước, vì dân. Vậy thì cũng phải phân biệt cán bộ thế nào là tốt, cán bộ thế nào là không tốt để khen chê cho đúng, cho rõ ràng.