Dòng chữ ca ngợi Hồ Chủ tịch trên núi ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Về xã Hưng Thắng (Hưng Nguyên, Nghệ An) đi trên đường 8B, từ xa mọi người đã nhìn thấy dòng chữ 'Bác Hồ sống mãi' nổi bật trên sườn núi Nhón. Đây là một trong những dòng chữ đặc biệt được tạc khắc trong những năm chống Mỹ ở Nghệ An.

Núi Nhón hay còn gọi là Nhuyễn Sơn cao khoảng 150 m, thuộc dãy Thành Sơn “đứng chân” trên địa bàn nhiều xã của huyện Hưng Nguyên. Dưới chân núi Nhón, xóm làng, đồng ruộng bao quanh; phía Nam thuộc xóm Châu Sơn, xã Hưng Châu; phía Bắc thuộc xóm 16, xã Hưng Thắng và phía Đông thuộc xóm Đông Tiến, xã Hưng Phúc.

Trên núi có dãy đá dài, trông xa như một con cá chép gắn liền với những huyền tích xa xưa của người dân địa phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, núi Nhón là một cao điểm lợi hại cho việc bố phòng vũ khí, xây dựng công trình quân sự (cao điểm 144), nên máy bay Mỹ thường tập trung đánh phá ác liệt, nhất là trong những năm 1965 - 1968.

Năm 1969, sau khi Bác Hồ mất, để thể hiện tình cảm, tấm lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của Người, cũng như để thể hiện quyết tâm sắt đá của nhân dân ta, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Huyện đoàn Hưng Nguyên đã chủ trương tạc khắc trên các ngọn núi lớn trong huyện những dòng chữ hướng về Bác Hồ.

Dòng chữ
Dòng chữ "Bác Hồ sống mãi" trên núi Nhón đã được tôn tạo lại. Ảnh: Huy Thư

Tháng 12 năm đó, 3 dòng chữ lớn đã được tạc khắc trên 3 ngọn núi: núi Mượu ở xã Hưng Đạo, núi Thành ở xã Hưng Phú và núi Nhón ở xã Hưng Nghĩa (nay là xã Hưng Thắng), mỗi nơi một dòng chữ khác nhau.

Riêng dòng chữ “Bác Hồ sống mãi” trên núi Nhón, do ông Nguyễn Thành Đô lúc ấy là Phó Bí thư Đoàn xã, kiêm trưởng ban thông tin xã Hưng Nghĩa và ông Nguyễn Xuân Nhường, cán bộ Phòng Văn hóa thông tin huyện Hưng Nguyên thiết kế.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhớ lại chuyện xưa, ông Nguyễn Thành Đô (72 tuổi, ở xóm 16, xã Hưng Thắng) không khỏi xúc động: “Tôi và anh Nhường được giao nhiệm vụ thiết kế dòng chữ này. Ngày đó, chẳng có phương tiện như bây giờ, cứ cầm sào lội giữa sim, mua mà đo. Tôi cũng không nhớ được dòng chữ dài bao nhiêu mét, chỉ nhớ chiều cao của chữ là khoảng 4m, chiều rộng mỗi chữ cái là 1,5 m, phải mất 3 ngày loay hoay trên núi, hai anh em tôi mới định vị, thiết kế xong”.

Theo ông Đô, núi Nhón được chọn để khắc chữ vì nó cao, thoáng, đứng ở xa vẫn thấy được, sườn có độ phẳng lớn nên dễ thiết kế, thi công. Để khắc nên dòng chữ “Bác Hồ sống mãi” lên sườn núi, Huyện đoàn Hưng Nguyên đã huy động đoàn viên thanh niên 12 xã tập trung về cùng làm, có cả xã Hưng Lộc thuộc TP Vinh bây giờ. Mỗi xã đảm nhiệm 1 chữ cái.

Với dụng cụ là cuốc, xẻng, dao, rựa, hàng trăm đoàn viên thanh niên đã nhanh chóng hoàn tất dòng chữ  đúng như mẫu thiết kế trong vòng 1 ngày. Hợp tác xã Hưng Thắng đã cung cấp mấy tạ vôi để rải lên chữ, đứng từ xa, khoảng 14 -15 km vẫn thấy rõ dòng chữ màu trắng in đậm trên sườn xanh của núi. Người dân Hưng Nghĩa ngày đó rất phấn khởi và tự hào về dòng chữ trên núi Nhón quê mình.

Đoàn viên thanh niên xã Hưng Thắng hăng hái tham gia tôn tạo dòng chữ đặc biệt trên núi Nhón. Ảnh: Huy Thư
Đoàn viên thanh niên xã Hưng Thắng hăng hái tham gia tôn tạo dòng chữ đặc biệt trên núi Nhón. Ảnh: Huy Thư

Hàng chục năm sau chiến tranh, do tác động của thiên nhiên, dòng chữ “Bác Hồ sống mãi” trên núi Nhón đã bị phai mờ. Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Đoàn xã Hưng Thắng đã tổ chức kêu gọi đoàn viên thanh niên trong xã, con em Hưng Thắng làm việc, học tập xa quê quyên góp ủng hộ việc tôn tạo lại dòng chữ này.  

Những ngày cuối tháng 8, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng ĐVTN trong xã vẫn quyết tâm lên núi “đào chữ”, rải vôi, khôi phục lại dòng chữ của gần 50 năm trước. Anh Võ Trọng Thao, Bí thư Đoàn xã Hưng Thắng cho biết: “Việc tôn tạo lại dòng chữ “Bác Hồ sống mãi” là một việc làm cụ thể góp phần gìn giữ truyền thống của quê hương, đồng thời giáo dục ĐVTN và mọi người học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ”.

Cùng với dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” trên núi Voi ở xã Nam Tân (Nam Đàn), dòng chữ “Bác Hồ sống mãi” trên núi Nhón ở xã Hưng Thắng (Hưng Nguyên) cũng đã được khôi phục. Đây là 2 trong những dòng chữ đặc biệt ở Nghệ An được tạc khắc những năm kháng chiến thể hiện tình cảm sâu nặng của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.

                                                        Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.