Đông Nam Á chao đảo trong đại dịch, WHO dự báo thời điểm đánh bại Covid-19

Theo Hoài Linh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng Giám đốc WHO dự báo Covid-19 có thể bị đánh bại vào giữa năm 2022, trong lúc làn sóng lây nhiễm virus Corona tấn công Đông Nam Á.
Số ca tử vong do Covid-19 tăng, khiến nhân viên nghĩa trang Myanmar làm việc suốt ngày đêm. Ảnh: Reuters
Số ca tử vong do Covid-19 tăng, khiến nhân viên nghĩa trang Myanmar làm việc suốt ngày đêm. Ảnh: Reuters

Đông Nam Á chao đảo trong đợt tấn công mới của virus

Indonesia đã chuyển đổi gần như toàn bộ quá trình sản xuất oxy sang sử dụng y tế nhằm đáp ứng nhu cầu từ các bệnh nhân mắc Covid-19 đang khó thở. Tại Malaysia, các bệnh viện chật kín bệnh nhân đã phải điều trị cho người bệnh trên sàn nhà. Ở thành phố lớn nhất của Myanmar, các nhân viên nghĩa trang phải làm việc suốt ngày đêm để đáp ứng nhu cầu về hỏa táng và mai táng.

Theo AP, hình ảnh những thi thể bốc cháy trong các giàn thiêu ngoài trời trong thời kỳ dịch lên tới đỉnh điểm ở Ấn Độ hồi tháng 5 khiến cả thế giới sợ hãi, song số ca tử vong trên đầu người trong 2 tuần qua tại 3 quốc gia Đông Nam Á hiện đã vượt qua Ấn Độ.

Làn sóng lây nhiễm mới ở Đông Nam Á, được tiếp sức bởi biến thể Delta, đã khiến số ca nhiễm mới, số ca tử vong vì Covid-19 tăng kỷ lục và làm hệ thống chăm sóc y tế phải vật lộn để đối phó, buộc các chính phủ phải triển khai các hạn chế mới để làm chậm sự lây lan của virus.  

Số ca nhiễm Covid-19 ở Indonesia, Myanmar và Malaysia đã tăng mạnh kể từ cuối tháng 6 và mức tăng trung bình trong 7 ngày tại các nước này lần lượt là 4,37; 4,29 và 4,14 trên 1 triệu người. Campuchia và Thái Lan cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về cả số ca nhiễm lẫn tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, tới giờ, hai nước này vẫn giữ được tỷ lệ 7 ngày lần lượt là dưới 1,55 và 1,38 trên 1 triệu người.

Indonesia ngày 22/7 ghi nhận 1.449 ca tử vong vì Covid-19, một con số kỷ lục kể từ khi đại dịch tấn công nước này.

Tổng hợp diễn biến Covid-19 trên thế giới

- Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói, nếu 70% dân số các nước được tiêm chủng vào giữa năm 2022, Covid-19 có thể bị đánh bại. Quan chức y tế này cũng kêu gọi một đợt tiêm chủng lớn trên toàn cầu. Ông nói: “Đại dịch kết thúc khi thế giới quyết định kết thúc nó”.

- Israel ngày 22/7 công bố các kế hoạch chỉ cho phép những người được coi là miễn nhiễm với Covid-19 hoặc vừa làm xét nghiệm và có kết quả âm tính mới được vào một số khu vực công cộng như nhà hàng, phòng tập thể dục, giáo đường Do Thái sau khi số ca mắc Covid-19 ở nước này tăng cao.

- Ít nhất 800 người ở Uganda đã bị tiêm vắc xin giả vào tháng 6 trong bối cảnh các chủ lao động vội vã tiêm chủng cho công nhân do các ca nhiễm tăng cao. Giám đốc đơn vị giám sát y tế nhà nước của Uganda cho hay, một số công ty đã trả tiền để nhân viên được tiêm phòng ngay tại công ty của họ, song các nhân viên y tế hóa ra lại là những kẻ gian lận và chúng chỉ tiêm nước cho các công nhân.

- Đệ nhất phu nhân Jill Biden đã dẫn phái đoàn ngoại giao của Mỹ tới dự Thế vận hội Tokyo 2020, nhằm phát đi thông điệp ủng hộ của Mỹ với nước đồng minh chủ chốt Nhật Bản, bất chấp những lo ngại về đại dịch Covid-19.

- Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Lancet, trong 14 tháng đầu đại dịch Covid-19 hoành hành, 1,5 triệu trẻ em đã mất cha mẹ hoặc những người chăm sóc do Covid-19.

- Theo hãng tin AP, Công ty Pfizer và BioNTech đã đi tới một thỏa thuận với đối tác Nam Phi là Viện Biovac. Theo đó, Viện Biovac của Nam Phi sẽ sản xuất mỗi năm hơn 100 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech để phân phối khắp châu Phi. Đây là lần đầu tiên, vắc xin này được sản xuất ở châu Phi. Biovac sẽ nhận nguyên liệu sản xuất vắc xin từ châu Âu, trộn các thành phần, cho vào lọ, đóng gói để phân phối.

- Theo một quy định mới có hiệu lực vào giữa tuần này, các du khách muốn leo lên Tháp Eiffel hay thăm viện bảo tàng, rạp hát ở Pháp phải có một tấm thẻ Covid-19 đặc biệt. Để có được thẻ này, du khách phải chứng tỏ đã tiêm vắc xin đầy đủ, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona hoặc đã khỏi bệnh sau khi nhiễm Covid-19.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.