Dự báo 'cơn địa chấn Brexit không thỏa thuận'

Những dự báo do Văn phòng Nội các Anh biên soạn đưa ra những hậu quả có khả năng nhất mà “cơn địa chấn Brexit không thỏa thuận” gây ra.

Nước Anh sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men nếu rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận, gây nhiễu loạn hoạt động tại các cửa khẩu và đứng trước nguy cơ phải tái thiết lập đường biên giới cứng với Cộng hòa Ireland. Đây là một phần nội dung trong tài liệu dự báo của Văn phòng nội các Anh về những hậu quả mà “cơn địa chấn Brexit cứng” có thể gây ra, trong bối cảnh nước Anh vẫn đang bị “giằng xé” trước rất nhiều kịch bản.

Dự báo 'cơn địa chấn Brexit không thỏa thuận' ảnh 1
Ảnh minh họa: BBC.

Thời báo của Anh cho biết, những dự báo do Văn phòng Nội các Anh biên soạn đưa ra những hậu quả có khả năng nhất mà “cơn địa chấn Brexit không thỏa thuận” gây ra, thay vì nhắc tới “những kịch bản tồi tệ nhất” như trước đây. Theo đó, việc Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận sẽ gây nhiễu loạn hoạt động tại các cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu giữa Anh và Pháp, nơi 85% xe ô tô chở hàng nhập khẩu của nước này đi qua.

Sự gián đoạn tại các cửa khẩu có khả năng kéo dài tới 3 tháng trước khi lưu lượng giao thông được cải thiện. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề bắt nguồn từ chính điều khoản biên giới cứng giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland. Các kế hoạch hiện thời của Chính phủ nhằm ngăn chặn hoạt động kiểm tra hải quan sẽ không có tác dụng.

Đây có thể xem là hồ sơ hiếm hoi cung cấp đánh giá toàn diện nhất về sự sẵn sàng của nước Anh nhằm ngăn chặn các nguy cơ đối với cơ sở hạ tầng quốc gia trong trường hợp rời EU mà không có thỏa thuận. Chính phủ Anh đang phải đối mặt với rất nhiều sức ép, từ cả bên trong và bên ngoài. Đó là nguy cơ một cuộc khủng hoảng hiến pháp và cuộc đối đầu không khoan nhượng với Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Boris Johnson đã nhiều lần tuyên bố sẽ rời khối vào ngày 31/10 tới dù có đạt thỏa thuận hay không, trừ khi khối này đồng ý đàm phán lại thỏa thuận chia tay. Sau hơn 3 năm Brexit bao trùm mọi vấn đề của EU, khối này kiên quyết từ chối mở lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận chia tay, trong đó có điều khoản chốt chặn cuối cùng nhằm ngăn chặn nguy cơ phải tái thiết lập đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland.

Thủ tướng Boris Johnson tuần tới sẽ gặp các nhà lãnh đạo Pháp và Đức để khẳng định lập trường của nước này rằng, Nghị viện Anh sẽ không thể ngăn chặn được Brexit và một thỏa thuận mới phải đạt được nếu Anh muốn tránh phải rời EU mà không có thỏa thuận:

“Châu Âu tới nay vẫn kiên quyết không thỏa hiệp mặc dù thỏa thuận chia tay đã bị Nghị viện Anh 3 lần bác bỏ. Và vì vậy, tình trạng này càng kéo dài thì càng có nhiều khả năng chúng ta phải buộc phải rời EU mà không có thỏa thuận. Đây không phải là điều tôi muốn và hướng tới. Song chúng ta cũng cần những người bạn châu Âu của mình phải thỏa hiệp”, Thủ tướng Boris Johnson nói.

Thủ tướng Anh đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng ở trong nước khi thủ lĩnh Công đảng đối lập Jeremy Corbyn hồi tuần này đã công khai thể hiện ý định “lật đổ” Thủ tướng Boris Johnson và đang tập hợp sự ủng hộ của các đảng phái ở trong nước. Mục tiêu là trì hoãn Brexit và ngăn chặn Brexit không thỏa thuận. Tuy nhiên hiện chưa rõ các nhà lập pháp có thể thống nhất được việc sử dụng quyền lực Nghị viện để ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận hay không. Nếu xảy ra thì đây sẽ là sự kiện lần đầu tiên tại Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Những người phản đối “Brexit cứng” cho rằng, điều này nếu xảy ra sẽ là một thảm họa đối với những gì từng được ca ngợi là một trong những nền dân chủ ổn định nhất của phương Tây. Một cuộc chia tay không có trật tự sẽ làm tổn thương sự tăng trưởng toàn cầu, gây hỗn loạn thị trường tài chính và làm suy yếu vị trí của London là một trung tâm tài chính ưu việt của thế giới. Trong khi đó những người ủng hộ thì nói rằng có thể có sự gián đoạn ngắn hạn do kịch bản Brexit không thỏa thuận, song nền kinh tế sẽ phát triển mạnh nếu được giải thoát khỏi điều mà họ cho là một thử nghiệm hội nhập thất bại khiến EU bị tụt hậu so với Trung Quốc và Mỹ.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.