Dự chi ngân sách cho giáo dục năm 2021 hơn 299 nghìn tỷ đồng

Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 cho toàn ngành giáo dục (gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) là 299.325 tỷ đồng, giảm 4,7% so với dự toán năm 2020.

Đó là một trong những nội dung báo cáo về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục năm 2021 của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội.

Qua báo cáo, Chính phủ nêu một số tồn tại, hạn chế như tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước, chưa đạt tỷ lệ theo quy định.

Tỷ lệ chi cho con người (chi lương, các khoản theo lương) còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi thường xuyên tại các cơ sở giáo dục; nhiều địa phương chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% chi chuyên môn theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg, gây khó khăn cho công tác bảo đảm chất lượng giáo dục tại các địa phương. Việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chậm.

Về tình hình thực hiện dự toán thu năm 2021, tổng mức thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục, đào tạo của địa phương và các bộ, ngành (thu toàn ngành) năm 2021 ước thực hiện 38.550 tỷ đồng, đạt khoảng 85% so với thực hiện năm 2020. Trong đó, đối với các địa phương: ước thực hiện tổng thu sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2021 đạt 15.905 tỷ đồng (đạt 82% so với thực hiện năm 2020). Đối với các bộ, ngành: năm 2021 nguồn thu sự nghiệp tại các cơ sở đào tạo cũng giảm (ước giảm khoảng 13% so với thực hiện năm 2020); trong đó, số thu của các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT ước thực hiện năm 2021 đạt 9.875 tỷ đồng, đạt 87% so với số thực hiện năm 2020.

Theo Chính phủ, do tác động của dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ nên nguồn thu năm 2021 của các đơn vị giảm so với năm 2020. Thời gian thực học giảm, số thu từ nguồn học phí ước giảm khoảng 13%-18%. Quy mô sinh viên đại học có xu hướng giảm dần do phân luồng học nghề, học cao đẳng tăng (ngoại trừ sinh viên sư phạm tăng trong 1-2 năm gần đây).

Còn tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 cho toàn ngành Giáo dục (gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) là 299.325 tỷ đồng, giảm 4,7% so với dự toán năm 2020. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho ngành Giáo dục năm 2021 là 17,3%. Tỷ lệ này ở cả giai đoạn 2016-2020 trong khoảng 17,4% đến 18,5% (thấp hơn so với mức quy định 20% của Luật Giáo dục).

Trong tổng dự toán chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 thì dự toán chi thường xuyên được Quốc hội phê duyệt là 249.971 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,5%. Theo tổng hợp báo cáo của 63 sở GD-ĐT, ước thực hiện dự toán chi thường xuyên toàn ngành Giáo dục năm 2021 đạt 100% dự toán Quốc hội phê duyệt.

Dự chi ngân sách cho giáo dục năm 2021 hơn 299 nghìn tỷ đồng ảnh 1
                                                  Ảnh minh họa

Chính phủ cũng nêu lên một số tồn tại, vướng mắc trong cân đối bố trí, thực hiện nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Về lộ trình giảm chi thường xuyên, Chính phủ cho hay, ngành giáo dục có đặc thù là phần lớn kinh phí dùng để chi tiền lương, nếu giảm chi thường xuyên theo lộ trình tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương sẽ không bảo đảm kinh phí chi lương cũng như chi cho chuyên môn, chi thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên; đồng thời thiếu nguồn lực để giải quyết các vấn đề như biên chế giáo viên thiếu, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất nhằm triển khai kịp thời Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về lộ trình tính giá dịch vụ GD-ĐT, Chính phủ cho hay, GD-ĐT là lĩnh vực ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nếu thực hiện theo đúng lộ trình đến năm 2021 phải tính đủ chi phí theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương thì học phí sẽ tăng khá cao, gây áp lực cho học sinh và gia đình, ảnh hưởng tới cơ hội học tập của phần lớn học sinh, sinh viên.

Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý 2,2%

Báo cáo của Chính phủ cho hay, năm 2021, Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý 2,2% tổng chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục, bảo đảm được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu theo đề xuất của Bộ. Điều này gây áp lực trong việc thực hiện một số nhiệm vụ lớn của ngành như: triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; triển khai hơn 30 đề án, nhiệm vụ Chính phủ đã phê duyệt.

Tổng nhu cầu kinh phí kế hoạch năm 2021 để thực hiện chi trả các chế độ chính sách là 891,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế mới cân đối bố trí giao 76,5%. Ngoài ra, một số chế độ, chính sách quan trọng cho người học chưa được bố trí cấp riêng (đặc biệt là kinh phí cấp bù sư phạm thực hiện theo chế độ mới quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP; học bổng chính sách, chế độ cho học sinh dự bị dân tộc), gây khó khăn trong việc chi trả kịp thời và đầy đủ chế độ cho người học theo quy định. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số cơ sở giáo dục không có nguồn thu để ứng trước, dẫn đến tình trạng người học phản ánh, kiến nghị về Bộ GD-ĐT.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh, sinh viên phải nghỉ học dài ngày dẫn đến nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giảm mạnh; hầu hết các đơn vị gặp khó khăn trong việc bảo đảm duy trì hoạt động bộ máy, hoạt động giảng dạy, khó khăn trong việc cân đối chi thường xuyên vì đặc thù của ngành Giáo dục chủ yếu là lấy thu bù chi.

Cũng theo báo cáo Chính phủ, tính đến hết 30/6/2021, toàn ngành giáo dục đã giải ngân được hơn 2.513 tỷ đồng vốn thường xuyên, đạt 46% so với kế hoạch năm, ước thực hiện cả năm đạt 100%. Bộ GD-ĐT chỉ đạo các đơn vị chủ động cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên để bổ sung kinh phí phòng, chống dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục đã chủ động điều chỉnh bộ máy, phương thức hoạt động để tiết kiệm chi phí, chuyển đổi ngân sách cho các hoạt động thiết yếu.

Về bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ GD-ĐT được giao hơn 5.430 tỷ đồng, giảm hơn 850 tỷ đồng so với năm 2020, nhiều khoản kinh phí chưa bảo đảm nhu cầu tối thiểu nên Bộ đề nghị bổ sung kinh phí còn thiếu là hơn 721 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Chính phủ mới bổ sung dự toán năm 2021 cho Bộ GD-ĐT được hơn 293 tỷ đồng, còn thiếu gần 428 tỷ đồng so với đề xuất. 

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.