"Đứa con của mẹ hiền xứ Nghệ"
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp đến Đền Đô, để gặp lại NGND, Anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn, một người con của quê hương Kinh Bắc nhưng đã có 4 năm gắn bó với đất và người xứ Nghệ khi điều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Quỳnh Lập. Trên mảnh đất đó, chính ông, bằng trái tim của một nhà giáo, không nỡ chứng kiến con em bệnh nhân phong sống trong cảnh mù chữ, đã vận động Bệnh viện và các nhà hảo tâm xây dựng nên ngôi trường đặc biệt mang tên Lê Văn Tám dành riêng cho con em những bệnh nhân phong.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp đến Đền Đô, để gặp lại NGND, Anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn, một người con của quê hương Kinh Bắc nhưng đã có 4 năm gắn bó với đất và người xứ Nghệ khi điều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Quỳnh Lập. Trên mảnh đất đó, chính ông, bằng trái tim của một nhà giáo, không nỡ chứng kiến con em bệnh nhân phong sống trong cảnh mù chữ, đã vận động Bệnh viện và các nhà hảo tâm xây dựng nên ngôi trường đặc biệt mang tên Lê Văn Tám dành riêng cho con em những bệnh nhân phong.
Không đầu hàng số phận
Người giáo viên Kinh Bắc trên quê hương xứ Nghệ ngày nào sau khi khỏi bệnh đã trở về với công việc của mình trên bục giảng. Và bây giờ ông lại được biết đến là người chép sử cho Đền Đô, nơi thờ cúng và lưu giữ những huyền tích về 8 vị vua nhà Lý.
Cuộc đời của ông đã được nhiều người ví như huyền thoại, huyền thoại về một con người dám chiến đấu và chiến thắng số phận, một con người không bao giờ chịu đầu hàng trước những gian khó cuộc đời. Bao giờ cũng thế, rất ít khi người ta thấy ông buồn, thậm chí trong cả thời gian ông phải vềđiều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Quỳnh Lập, mảnh đất mà ở thời đó người ta vẫn gọi là "vùng đất chết".
Cùng điều trị với ông có những người từng làm nghề "gõ đầu trẻ". Họđều bị vi rút Han sen cướp đi niềm hạnh phúc được đứng trên bục giảng. Có người cay đắng thốt lên. "Khi bị bệnh thì chồng con xót, khi khỏi bệnh thì chồng con xa". Họ tự coi mình nhưđã bị cuộc đời thải loại, bị mất quyền lao động.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn trong Lễ kỷ niệm 45 năm "Người tốt việc tốt"
Nhà giáo Nguyễn Đức Thìn ban đầu cũng thế, chán chường với những bất công của số phận. Có lúc ông đã khóc... Nhưng rồi khi nước mắt tạnh ráo cũng là lúc ông thấy xấu hổ khi nghĩđến những anh Phạm Văn Đu ở Củ Chi bi cụt tay vẫn đi gỡ bom mìn sót lại trên ruộng đồng quê nhà, anh Lê Văn Đăng cụt tay vẫn cày thân mình trên cát trắng ở Quảng Trị... Ông nhanh chóng vươn dậy để tiếp tục sống và làm việc, trở thành chỗ dựa tinh thần cho những bệnh nhân cũng như người dân của Làng Phong. Ông làm thơ, chụp ảnh, ông chiếu phim phục vụ mọi người... thắp lên những niềm vui với cuộc đời tưởng nhưđã lịm tắt trong những bệnh nhân phong.
Thắp sáng con chữ
Nhưng có lẽ, công lao lớn nhất của ông mà người dân Làng Phong, bao thế hệ người Làng Phong không bao giờ quên được, đó là việc ông đã vận động và đứng ra thành lập một ngôi trường dành riêng cho con em bệnh nhân phong.
Ông viết lại hồi ký "Chuyện cuộc đời tôi": "Ở Quỳnh Lập, ngoài việc chữa bệnh, điều băn khoăn lớn nhất của tôi là làm thế nào để tổ chức cho các em được học chữ".
Đem băn khoăn đó đến gặp Giám đốc Bệnh Viện, bác sỹ Trần Hữu Ngoạn, ông nhận được sựđồng thuận cao của người bác sỹ giàu tâm huyết này.
Mùa thu năm 1979, sau những ngày tất bật chuẩn bị, ngôi trường đầu tiên dành cho trẻ em Làng Phong mang tên người anh hùng nhỏ tuổi Lê Văn Tám ra đời. Lớp học được tận dụng từ khu nhà ở của bệnh nhân, còn những người đứng lớp, không ai khác chính là những giáo viên đang điều trị tại Bệnh viện. Hơn 200 trẻ em của Làng Phong háo hức với những buổi học đầu tiên. Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn thì rạo rực niềm vui, và thốt lên những câu thơđầy tâm trạng:
"Chẳng để các em vương bụi đời
Thiếu nhi cháu Bác phải vui tươi
Tôi dắt các em vào trường học
Nơi tình thương đẹp nhất đời người"
Sự ra đời của ngôi trường được người dân Làng Phong ví như một ngọn lửa thắp sáng con chữ nơi heo hút này. Từ 2 lớp với 2 giáo viên ngày đầu thành lập, đến nay trường đã có 7 lớp học với khoảng hơn 200 học sinh. Niềm vui đến với thầy trò trường Lê Văn Tám còn nhân lên khi giờđây trường được nhập vào trường THCS Quỳnh Lập, trở thành phân hiệu hai của trường này.
Bao nhiêu năm đã qua đi, người giáo viên năm ấy giờđã bước sang tuổi 72. Nhớ vềđất và người xứ Nghệ, nơi ông phải kiên cường đối mặt với bệnh tật và sự kỳ thị, nơi được nhắc đến với những dòng cảm động nhất trong hồi ký "Chuyện cuộc đời tôi", ông nhận mình là "đứa con nhỏ của mẹ hiền xứ Nghệ". Rồi ông cười, hỉ hả nói: "Rảnh rang là tôi lại về Nghệ An, lại lên thăm Quỳnh Lập, gặp lại những người cũ, trường cũ. Tất cả nhắc tôi nhớđến những tháng ngày gian nan chiến đấu với bệnh tật, nhưng cũng là thời gian để tôi nhận ra giá trị của bản thân mình. Đất ấy đã hồi sinh cuộc đời tôi!".
Còn người dân Làng Phong và học trò của ngôi trường Lê Văn Tám các thế hệ vẫn gọi ông là một người thầy lớn. Thầy Lê Minh Đạt, một cựu học sinh trường Lê Văn Tám, nay trở về trường, cùng với rất nhiều tấm lòng nhà giáo khác, tiếp tục thắp sáng con chữ cho con em bệnh nhân phong, thổ lộ: "Thầy Thìn là người thầy, người cha đầy ân nghĩa với tất cả mọi thế hệ người dân Làng Phong".
Hồ Viết Thịnh