Đức mở lời: Nga có nhiệt tình quay lại G8?

(Baonghean) - “G7 không bao giờ mong muốn cô lập Nga hay duy trì lâu dài nhóm G7 thay vì G8” - đây là tuyên bố mới nhất của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, thể hiện một thiện chí rõ ràng từ phía đầu tàu châu Âu trong mối quan hệ với Nga. Thực tế cho thấy, châu Âu đang cần đến Nga trong hàng loạt vấn đề như cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hay vấn đề chống khủng bố. 

G7 thay đổi thái độ
Năm 1998, nhóm các nước công nghiệp hàng đầu G7 gồm có Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ chính thức được mở rộng thành G8 với sự tham gia của thành viên mới là Nga. Thế nhưng sự cố đã xảy ra vào năm ngoái - năm mà Nga đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G8.
Sau khi Crimea sát nhập Nga, các nước trong khối đã quay ngoắt 180 độ và tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự định tổ chức tại Sochi để phản đối quyết định của Moscow. 
Tổng thống Vladimir Putin đã thay đổi hoàn toàn vị thế của nước Nga trên toàn cầu chỉ sau 1 năm (Nguồn: AFP)
Tổng thống Vladimir Putin đã thay đổi hoàn toàn vị thế của nước Nga trên toàn cầu chỉ sau 1 năm (Nguồn: AFP)
Sau đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 đã được nhóm họp tại Brussels, Bỉ mà không có sự tham gia của Nga. Lãnh đạo các nước G7 cứng rắn tuyên bố, chỉ khi nào Nga trao trả Crimea cho Ukraine thì mọi việc mới trở lại như cũ.
Đáp lại, Nga cũng thẳng thừng tuyên bố rằng, Crimea là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Nga. Sau những diễn biến này, Tổng thống Putin đã hoàn toàn bị cô lập tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 11/2014 và bỏ về trước khi hội nghị kết thúc. 
Trong diễn biến mới nhất, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố rằng, cô lập Nga trong thời gian dài không phải là điều phương Tây mong muốn. Ông Steinmeier cũng đồng thời khẳng định, G7 không muốn là G7 lâu dài mà muốn khôi phục lại G8.
Một lời gợi ý để Nga quay trở lại G8 không thể rõ ràng hơn!
Ngoại trưởng Đức nêu ra 2 điều kiện cụ thể cho phép Nga trở lại: hợp tác với phương Tây trong giải quyết khủng hoảng Syria và nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Thực ra, lời ngỏ tương tự đã được Đức và một số nước châu Âu gửi đến Nga không ít lần trong năm qua. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, lời mời này đã trở nên “tha thiết” hơn bao giờ hết khi Nga lật ngược thế cờ trên mọi mặt trận: chống khủng bố, khủng hoảng tại Syria và cả khủng hoảng nhập cư tại châu Âu. Vị thế của Nga càng rõ nét hơn sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thủ đô Paris (Pháp) hôm 13/11.
Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và đương kim Tổng thống Francois Hollande đều phải ra lời kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế chống lại IS, trong đó nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của Nga. Ngay cả Thủ tướng Anh vốn có quan điểm cứng rắn với Nga cũng đã bày tỏ ủng hộ sự có mặt của Nga trong liên minh chống khủng bố toàn cầu.
Còn Tổng thống Mỹ Obama trong các cuộc gặp tại Hội nghị G20 mới đây tuyệt nhiên không đề cấp đến Crimea dù vấn đề Ukraine đã được nêu ra với người đồng cấp Putin. Điều này cho thấy sự “nhún nhường” đáng kể mà Mỹ dành cho quốc gia đối thủ kỳ cựu. 
Châu Âu cần, Nga còn suy nghĩ
Hôm 16/11 vừa qua, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Moscow đã đề nghị tái cơ cấu cho Ukraine trong 3 năm tới khoản nợ 3 tỷ USD trái phiếu euro mà Nga nắm giữ thành 3 phần, mỗi phần trị giá 1 tỷ USD. Phát biểu về động thái này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định, Nga không hề yêu cầu phương Tây dỡ bỏ trừng phạt với Moscow và cũng không phản ứng trước lời đề nghị quay lại G8 của Đức. 
Thực ra Nga chưa khi nào tỏ ra “mặn mà” với lời đề nghị này. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, G8 chỉ đơn giản là một câu lạc bộ, nơi tập hợp lãnh đạo các các nước lớn để thảo luận những vấn đề cùng quan tâm.
Tổng thống Putin trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Merkel hồi tháng 5 thậm chí còn không thảo luận về đề tài này, cho dù Đức là đối tác châu Âu nhiệt tình nhất với Nga. 
12

Thủ tướng Đức Angela Merkel là người nhiệt tình trong việc hàn gắn mối quan hệ với Nga và Tổng thống Vladimir Putin (Nguồn: The Moscow Times)

Theo giới quan sát, Nga hiện đang quan tâm tới các liên kết mới nổi - những sân chơi sẵn sàng đón tiếp Nga chứ không “ngặt nghèo” như G7. Đó là khối các nước đang phát triển BRICS, Ngân hàng đầu tư và phát triển châu Á (AIIB) hay Liên minh kinh tế Á - Âu. Suy cho cùng, G7 hay G8 cũng chỉ mang tính hình thức với Nga, bởi những quyết định quan trọng chỉ có thể được thảo luận một cách hiệu quả trong khuôn khổ G20. 
Cục diện hiện tại cho thấy trong cuộc “đối đầu” lạnh giữa châu Âu nói riêng, phương Tây nói chung với Nga, Nga đang nắm thế chủ động. Bởi vị thế của Nga bây giờ đã khác, Nga có quyền định giá mới cho bản thân. Cũng bởi châu Âu hiện vẫn duy trì, thậm chí vừa tiếp tục gia hạn trừng phạt Moscow liên quan đến vấn đề Ukraine. 
Phương Hoa

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.