Đức: Năng lượng châu Âu không phải việc của Mỹ

Theo Tân Phong (baodatviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Quan chức Đức tuyên bố Mỹ không có bất kỳ quyền hành gì để quyết định chính sách năng lượng của châu Âu

Ngày 16/10, tại một hội thảo về quan hệ liên minh xuyên Đại Tây Dương do Viện chiến lược Aspen tổ chức, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis tuyên bố Mỹ không có quyền quyết định chính sách năng lượng của châu Âu hoặc quyết định việc tổ chức này có mua khí đốt của Nga hay không.

Ông Michaelis tiếp tục khẳng định Nga sẽ vẫn là một đối tác cung cấp năng lượng quan trọng của châu Âu bất chấp những áp lực của Mỹ trong vấn đề này. Thậm chí, vị quan chức Đức cho rằng việc hợp tác với Nga là lợi ích cốt lõi của Liên minh châu Âu (EU).

Berlin hồi tuần trước cũng tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức. Đức khẳng định dự án này để đảm bảo nguồn cung khí đốt cho nhu cầu được dự báo sẽ tăng cao của Đức trong những năm tới với một mức giá chào bán rất cạnh tranh.

Dù Nord Stream 2 đang vấp phải sự cản trở của nhiều nước trong EU, nhưng Quốc vụ khanh Michaelis cũng cho biết Đức sẽ tham vấn với các đối tác EU để xây dựng mô hình hợp tác hiệu quả, cùng chia sẻ lợi ích. Tuy nhiên, Berlin không chấp nhận việc quyết định cuối cùng trong vấn đề này do Washington quyết định.

Duc noi thang: Nang luong chau Au khong phai viec cua My

Các đoạn ống dẫn khí đốt phục vụ cho việc xây dựng Nord Stream 2 được tập kết.

Đây cũng không phải lần đầu tiên các quan chức Đức lên tiếng ủng hộ dự án Nord Stream 2. Phát ngôn viên Chính phủ Đức Martina Fietz cho biết hôm 8/10 rằng Đức đang tự chủ nguồn cung cấp năng lượng cho mình, và Nord Stream 2 chỉ là một dự án thuần kinh tế.

"Chúng tôi nhập khẩu khí đốt từ các nguồn cung đa dạng, từ các nước khác nhau: Nga, Anh, Na Uy, Hà Lan. Nhu cầu khí đốt tự nhiên của Đức sẽ chỉ có tăng lên trong những năm tới và Nord Stream-2 là một trong những dự án mà chính phủ Đức xem xét khá hợp lý" - bà Fietz cho biết.

Bộ trưởng Năng lượng và Kinh tế Đức Peter Altmaier cũng nhấn mạnh rằng, dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 của Nga đã tự chứng minh nó là một dự án nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực.

"Nord Stream-2 đã tự chứng tỏ được vai trò của nó. Tất nhiên, nếu so sánh với than và khí đốt thì khí đốt là nguồn năng lượng sinh thái thân thiện hơn... Chúng ta có nhu cầu về khí đốt và nó ngày càng tăng lên. Nord Stream-2 giải quyết được nhu cầu đó cho Đức và cho cả châu Âu" - Bộ trưởng Altmaier nhấn mạnh.

Tại EU, hiện đang có một số quốc gia ủng hộ quyết định hiện thực hóa bằng được Nord Stream 2, trong đó có Áo. Thủ tướng Sebastian Kurz trong cuộc gặp với Tổng thống Putin hôm 3/10 nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác giữa Áo và Nga là tốt đẹp và việc Nga hợp tác với các quốc gia châu Âu về vấn đề khí đốt đã giúp đảm bảo an ninh năng lượng tại châu lục này.

Tuy nhiên, một loạt quốc gia khác của châu Âu đang không hề ủng hộ dự án này. Có thể kể đến các quốc gia như Đan Mạch, Moldova, Ba Lan, Ukraine... đang kịch liệt chống lại sự hợp tác với Nga.

Quan điểm của các quốc gia này đưa ra cho rằng dự án Nord Stream 2 mang nhiều động cơ chính trị. Việc Nga tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu sẽ khiến EU phụ thuộc vào Nga, buộc chặt EU vào "cỗ xe từ chính trị của Moscow".

Mỹ là quốc gia phản đối dự án đường ống khí đốt này mạnh mẽ nhất. Bản thân Washington cho rằng Moscow không đáng tin và họ không muốn các đồng minh của mình gặp phải tình cảnh lệ thuộc năng lượng vào kẻ thù. Washington từng đe dọa trừng phạt các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có liên quan đến dự án Nord Stream 2. Những hành động này của Mỹ khiến mối quan hệ giữa họ và Đức xấu đi trầm trọng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng phản đối Nord Stream 2 là một trong những biện pháp giúp Mỹ thực hiện kế hoạch xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) với giá cắt cổ sang châu Âu nhằm chiếm lĩnh thị trường này và cắt nguồn thu nhập tài chính lớn của Nga.

Thậm chí, nhiều chuyên gia Đức cho rằng Mỹ chỉ trích EU hay Đức đang phụ thuộc vào Nga về năng lượng, bị Moscow trói buộc và mất dần tiếng nói trong những cuộc cạnh tranh chính trị. Nhưng thực tế, Mỹ mới là người đang muốn ràng buộc châu Âu vào cái bẫy năng lượng và lấn lướt vai trò của EU.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.