Đức vượt mốc 100.000 ca tử vong vì Covid-19, Pháp chọn tiêm mũi 3, không phong tỏa

Theo Hoài Linh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu phê chuẩn sử dụng vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi, Đức vượt mốc 100.000 ca tử vong vì Covid-19.
Đức vượt mốc 100.000 ca tử vong vì Covid-19, Pháp chọn tiêm mũi 3, không phong tỏa ảnh 1
EU phê chuẩn vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi. Ảnh: Shutterstock

Cơ quan quản lý dược phẩm (EMA) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã phê chuẩn sử dụng vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm phòng Covid-19 cho hàng triệu học sinh tiểu học giữa lúc làn sóng lây nhiễm mới đang quét qua lục địa này.

Theo hãng tin Reuters, EMA khuyến cáo vắc xin Pfizer/BioNTech sẽ được tiêm hai liều vào bắp tay, mỗi liều 10 microgram, cách nhau 3 tuần.

Việc tiêm phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên, những người có thể vô tình truyền Covid-19 cho những người khác, được coi là một bước quan trọng để chế ngự đại dịch. Tại Đức và Hà Lan, phần lớn số ca nhiễm là trẻ em.

Công ty Pfizer và BioNTech cho biết, vắc xin do họ sản xuất, tên thương mại là Comirnaty, hiệu quả chống virus corona tới 90,7% trong thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em từ 5-11 tuổi.

Theo quy định, Ủy ban châu Âu (EC) là cơ quan ra quyết định phê duyệt cuối cùng việc sử dụng vắc xin, song cơ quan này thường thông qua đề xuất của EMA. Tháng 5 vừa qua, EU đã phê duyệt sử dụng vắc xin của Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Sau khi EMA đưa ra quyết định, Chính phủ Hungary tuyên bố sẵn sàng tiêm phòng cho trẻ em ở độ tuổi này.

Cũng trong ngày 25/11, Ủy ban châu Âu đề xuất, cư dân EU sẽ phải tiêm mũi tăng cường nếu muốn di chuyển tới một quốc gia khác trong khối vào mùa hè tới.

Đức vượt mốc 100.000 ca tử vong vì Covid-19

Thủ tướng Angela Merkel gọi ngày 25/11 là một ngày vô cùng buồn, khi Đức là quốc gia mới nhất vượt mốc 100.000 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tại châu Âu, Đức là quốc gia thứ 5 vượt qua mốc này, sau Nga, Anh, Italia và Pháp.

Theo AP, cơ quan kiểm soát dịch bệnh quốc gia Đức đã ghi nhận thêm 351 ca tử vong do virus corona trong 24h qua, nâng tổng số người thiệt mạng vì Covid-19 ở nước này lên 100.119. Số ca nhiễm trong ngày tại Đức cũng chạm kỷ lục mới là 75.961.

Bệnh viện ở một số khu vực, đặc biệt là vùng miền Đông và Nam của Đức, hiện phải chịu sức ép lớn. Nhà virus học hàng đầu nước này là Christian Drosten cảnh báo, 100.000 người nữa cũng có thể tử vong trong đại dịch này.

Người đứng đầu Viện Robert Koch cho biết, tỷ lệ tử vong vì virus corona ở Đức là 0,8%, có nghĩa là nếu số ca nhiễm hàng ngày vào khoảng 50.000 thì khoảng 400 người mỗi ngày sẽ tử vong.

Hàng triệu người Mỹ tiêm mũi tăng cường

Trong vài ngày gần đây, hàng triệu người Mỹ đã được tiêm mũi tăng cường để ngừa Covid-19 sau khi nước này mở rộng điều kiện cho tất cả người lớn vào tuần trước. Tính tới giờ, 37,5 triệu người đã được tiêm mũi tăng cường ở Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức y tế đang kêu gọi nhiều người hơn nữa đi tiêm trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng số ca nhiễm sẽ tăng trong kỳ nghỉ đông.

Pháp chọn tiêm mũi 3, không phong tỏa

Pháp ngày 25/11 đã khởi động một kế hoạch tiêm mũi tăng cường để ngừa Covid-19 cho tất cả những người trưởng thành, thay vì phong tỏa chặt hơn hoặc giới nghiêm để chống lại số ca lây nhiễm tăng tại nước này.

Trong vài ngày qua, số ca nhiễm virus corona tại Pháp gia tăng, số ca mắc trong ngày vượt quá 30.000. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết, khoảng cách giữa mũi hai và ba là từ 5-6 tháng. Và rằng, Pháp có đủ vắc xin để phát động chiến dịch tiêm tăng cường.

Quan chức này cũng cho biết, từ hôm nay (26/11), người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở khu vực trong nhà và tại các chợ Giáng sinh.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.