Duma Quốc gia Nga đánh giá cuộc đấu tranh lập pháp ở Mỹ về 'Dòng chảy Phương Bắc 2'

Theo Anh Tú (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Nga cho rằng, việc Quốc hội Mỹ phản đối dự án dòng chảy Phương Bắc 2 là một thách thức đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ngày 31/7, trên kênh Telegram của mình, Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky bày tỏ rằng, việc Quốc hội Mỹ phản đối dự án dòng chảy Phương Bắc 2 khó có thể ảnh hưởng đến việc khởi động đường ống, nhưng lại là một thách thức đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Dự án dòng chảy phương Bắc -2 (Nguồn: Crasnaia Vesna)
Dự án dòng chảy phương Bắc 2. Nguồn: Crasnaia Vesna

Trước đó, ngày 30/7, Hạ viện Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật phân bổ ngân quỹ cho các hoạt động của Bộ Ngoại giao trong năm tài chính 2022, trong đó có sửa đổi cấm chính quyền Mỹ từ chối các biện pháp trừng phạt đối với dự án dòng chảy Phương Bắc 2.

Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky cho rằng, "quyết định vẫn chưa phải là cuối cùng, dự luật vẫn phải thông qua Thượng viện. Nó sẽ được gửi tới Tổng thống Joe Biden chỉ để ký, nếu các thượng nghị sỹ không sửa đổi".

Theo ông Slutsky, "Nhà Trắng sẽ cố gắng chặn sửa đổi, vốn dĩ đi ngược lại thỏa thuận giữa Washington và Berlin về dòng chảy Phương Bắc 2". Ông Lutsky nhấn mạnh rằng, đối với Tổng thống Biden, đây là một thách thức nghiêm trọng. Chính quyền mới của Mỹ phải thực sự chứng minh rằng, “Mỹ có thể tuân theo các cam kết với các đối tác châu Âu".

Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Slutsky làm rõ rằng, những biện pháp trừng phạt này có lợi cho những người vận động hành lang đối với việc cung cấp khí đốt hóa lỏng của Mỹ cho châu Âu, đây là một ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, theo ông, tất cả những “vũ điệu nghi lễ này” khó có thể ảnh hưởng đến việc khởi động dòng chảy Phương Bắc 2.

Trước đó, Mỹ và Đức đã đạt được thỏa thuận về dự án dòng chảy Phương Bắc 2 vào ngày 21/7. Đặc biệt, Washington thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt sẽ không dừng được việc thực hiện và Berlin cam kết sẽ tìm cách kéo dài thời gian vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraina. Đồng thời, các nhà chức trách Mỹ bảo lưu quyền hành động trong trường hợp “Nga sử dụng năng lượng như một vũ khí địa chính trị ở châu Âu" và "gây hấn chống lại Ukraina".

Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, họ chưa bao giờ sử dụng các nguồn năng lượng như một công cụ gây áp lực.

Dự án dòng chảy Phương Bắc 2 xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt từ bờ biển Nga qua Biển Baltic đến Đức. Công suất vận chuyển của mỗi tuyến là 27,5 tỷ m3 mỗi năm. Đường ống dẫn khí đốt mới sẽ tăng gấp đôi công suất của Dòng chảy Phương Bắc đầu tiên./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.