Đừng giục con “hãy học đi”, mà cần khuyến khích trẻ phát triển cái tôi cá nhân

24/01/2018 21:18

Khi nói về các phương pháp giáo dục trẻ, đa phần câu lời là: Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ là "để trẻ tự do và không can thiệp, qua đó phát huy tối đa cái tôi của trẻ".

Muốn dạy con thành công nhưng ít người để ý trước tiên cần khuyến khích phát triển cái tôi cá nhân

Thật lạ khi các bậc phụ huynh thường nhắc đến tầm quan trọng của việc này nhưng hành động của họ thì nhiều khi hoàn toàn ngược lại.

Tính tự chủ, cái tôi và khả năng quyết đoán là những tư chất không thể thiếu của các nhà lãnh đạo tương lai. Thực tế, trong các cuộc phỏng vấn của các công ty đa quốc gia hay trong việc bình chọn và quyết định lương thưởng cuối năm của các công ty, các tiêu chuẩn về "cá nhân có tính tự chủ hay không" và "có khả năng bắt đầu từ con số không hay không" đều rất được coi trọng.

Mặt khác, cho đến gần đây, giáo dục tại Hồng Kông vẫn cho rằng "có cái tôi hay không" là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc quyết định thành công bền vững trong sự nghiệp của chúng ta.

Quả thật, các nhà lãnh đạo hàng đầu đều là những người có tính tự lập và cái tôi cao, tự mình thiết lập các mục tiêu tiếp theo, tự mình quyết định công việc và liên tục tiến lên phía trước.

Những người chỉ đạt được thành công vừa phải lại chỉ làm những việc được cấp trên giao phó, lúc nào cũng trong tình trạng nhận công việc một cách thụ động. Tự bản thân họ không thể tạo ra các công việc thú vị cho bản thân, không thể cống hiến cho xã hội theo cách riêng của mình. Do đó, họ không thể đạt đến thành công cao hơn như những người lãnh đạo hàng đầu.

Muốn dạy con thành công nhưng ít người để ý trước tiên cần khuyến khích phát triển cái tôi cá nhân - Ảnh 1.

Những người có kỹ năng hàng đầu không bị ý kiến của những người xung quanh cuốn đi. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ luôn có khả năng đưa ra quyết định chính xác dựa trên một tiêu chuẩn do bản thân tự đặt ra. Họ không cảm thấy bất an khi thấy ý kiến của mình khác với những người xung quanh, sẵn sàng chịu rủi ro và tràn đầy tự tin mỗi khi đưa ra quyết định. Họ là những người được gọi là "self-awareness", tức là họ đã nhận thức chính xác về bản thân, hiểu rõ cái gì là quan trọng đối với mình và mình muốn làm gì.

Đối lập với họ là những người luôn dừng ở mức độ thành công vừa phải hay thậm chí không thành công trong xã hội, những người luôn luôn thuận theo quyết định của cấp trên, mọi quyết định của bản thân đều dựa trên việc xem xét ý kiến của mình có giống với những người xung quanh không.

Họ có tư tưởng hợp tác một cách thái quá, vì vậy mà họ không gây phiền hà đến những người xung quanh. Chẳng ai trong số họ có cái tôi, lúc nào cũng khép mình trong một góc của công ty đến hết sự nghiệp.

Với những người đã từng gặt hái thành công khi còn trẻ tại các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới nhưng vẫn từ bỏ các công ty đó, chuyển sang thành lập các tổ chức NPO riêng hay khởi nghiệp và nhanh chóng trở thành những người tiên phong trong các lĩnh vực mà họ mới khai phá, "nền giáo dục trong gia đình là điều luôn thôi thúc họ tự đặt cho mình câu hỏi: đối với bản thân, cái gì là quan trọng và mình thích gì".

Ở trường học cũng như trong gia đình, họ chẳng bao giờ bị giục "hãy học đi", nhưng từ khi còn nhỏ, thông qua nhiều hoạt động khác nhau, họ luôn được thôi thúc "hãy nghĩ về những điều mình thích và những điều mình muốn làm". Việc đó đã hình thành nên thói quen tự nhìn nhận bản thân của họ.

Muốn dạy con thành công nhưng ít người để ý trước tiên cần khuyến khích phát triển cái tôi cá nhân - Ảnh 2.

Tương tự như vậy, những đứa trẻ ưu tú nhất hiểu rõ cái gì là quan trọng đối với bản thân, đâu là việc mình muốn làm, không bị cuốn theo ý kiến của người khác và tự mình có thể mở ra con đường đi riêng cho bản thân một cách độc lập và tự chủ. Đó là những đứa trẻ có cái tôi, một yếu tố không thể thiếu để trở thành người lãnh đạo.

Các phương pháp giáo dục cụ thể giúp trẻ hình thành cái tôi:

Để trẻ tự mình đưa ra quyết định

- Hãy để trẻ được tự do, tự tìm hiểu về bản thân

- Hãy giúp trẻ tự thiết lập các mục tiêu của bản thân

- Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ đối với những việc liên quan đến định hướng tương lai của chúng

Không giúp quá nhiều mà chỉ hỗ trợ trẻ

- Dù tôn trọng sự tự chủ của trẻ đến đâu, người lớn vẫn phải khuyên bảo trẻ đầy đủ

- Hãy chỉ ra các lựa chọn và để trẻ đưa ra lựa chọn cuối cùng

- Đừng chăm sóc trẻ thái quá trong quá trình dạy dỗ

Nuôi dưỡng cái tôi, cá tính trong mỗi cá thể

- Tôn trọng cá tính trẻ

- Thay vì dạy con "đừng làm phiền mọi người", hãy dạy chúng "làm những việc có ích cho người khác"

- Khiến trẻ cảm thấy tự tin ngay cả khi thành công với "những việc nhỏ"

*Nội dung trích cuốn "Mẹ bình thường dạy con ưu tú", tác giả Moogwi Kim, Pumpkin

Theo Cafebiz
Copy Link

Mới nhất

x
Đừng giục con “hãy học đi”, mà cần khuyến khích trẻ phát triển cái tôi cá nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO