Đừng gọt vỏ kiwi nếu không muốn ném đi lượng vitamin P khổng lồ

Ăn kiwi bỏ vỏ đồng nghĩa với việc bạn đang ném đi lượng vitamin P khổng lồ có trong loại quả giàu dinh dưỡng này đấy!

Giá trị dinh dưỡng trong trái kiwi

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong một trái kiwi có tới gần 80 loại dưỡng chất thiên nhiên cực tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể, trong một trái kiwi chứa rất nhiều Polyphenol các chất dinh dưỡng thực vật, axit folic, đặc biệt giàu vitaminC, E và các khoáng chất như Mg, Cu, K, Zn,…

Các chất này trong trái kiwi có vai trò rất lớn giữ trái tim luôn khỏe mạnh và giúp hệ xương cứng chắc, các khớp nối hoạt động trơn tru.

Trong trái kiwi có nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú.
Trong trái kiwi có nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, ở trái kiwi vàng hàm lượng chất sắt 4% chứa nhiều chất chống oxy hoá, giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra, nguồn chất xơ phong phú trong mỗi trái kiwi hỗ trợ tiêu hóa rất tốt giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi đại tràng, ngăn ngừa táo bón, trĩ,ngoài ra còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngoài da và đường ruột và ngăn ngừa được chứng khó tiêu, giúp hỗ trợ giảm cân cho phụ nữ.

Thói quen sai lầm khi dùng kiwi

Kiwi là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho làn da và vóc dáng. Thế nhưng, hầu như ai ăn kiwi cũng đều gọt bỏ phần vỏ đi vì nghĩ rằng, phần vỏ kiwi không ăn được và cũng chẳng có dinh dưỡng gì. Tuy nhiên, mới đây, đài Chosun Hàn Quốc cho biết đó lại là thói quen sai lầm nhiều người mắc phải khi ăn kiwi.

Phần lớn vitamin P nằm ở vỏ kiwi.

Theo cách giải thích của chuyên gia tư vấn  Kim Si Wan, trong quả kiwi có một loại vitamin P hay còn gọi là quercetin có vai trò như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, điều ít ai ngờ rằng hợp chất quercetin này thay vì nằm ở phần thịt quả thì lại nằm hầu hết ở phần vỏ kiwi.

Trên thực tế, 100gr phần thịt kiwi chỉ chứa 55,1mg quercetin, nhưng ở 100gr vỏ lại chứa đến 2610mg quercetin. Như vậy, hàm lượng vitamin P hay còn gọi là quercetin ở vỏ kiwi cao hơn gần 50 lần so với phần thịt quả. Thế nên, ăn kiwi bỏ vỏ đồng nghĩa với việc chúng ta đang đáp đi lượng chất dinh dưỡng giàu có nhất.

Vậy ăn kiwi thế nào mới “đúng chuẩn”?

Có phải bạn sẽ thắc mắc vỏ kiwi toàn lông thì ăn thế nào? Yên tâm! Đài Chosun đã giúp bạn giải đáp khó khăn ấy. Cụ thể, những người làm chương trình cho biết, phần vỏ kiwi có nhiều lông nhưng đây chỉ là những lông tơ khá mềm và mảnh nên việc làm sạch không hề khó.

Để loại bỏ phần vỏ cứng đầu bạn chỉ cần cho kiwi vào nước giấm pha loãng và ngâm trong khoảng 1 phút. Tiếp đó, bạn có thể dùng miếng rửa bát sạch chà nhẹ qua bề mặt vỏ là loại bỏ lông tơ được ngay. Ngay trong chương trình, sau khi kiwi đã làm sạch lông tơ bằng cách này, ai cũng ngạc nhiên bởi vỏ kiwi rất mềm và dễ ăn, nhất là không gây cảm giác khó chịu khi nhai hoặc nuốt.

Đặc biệt, ăn kiwi cả vỏ còn được cảm nhận là có cảm giác ngon hơn việc chỉ ăn mỗi phần thịt quả không. Như vậy, không phải loại quả nào gọt bỏ vỏ đi đều là cách làm đúng bạn nhé. Nhất là đối với quả kiwi này, nếu gọt bỏ vỏ đi thì giống như bạn đang ném vào thùng rác một lượng vitamin P vô cùng lớn.

Tuy nhiên, do ăn cả lớp vỏ bên ngoài nên bạn cần rửa kiwi thật sạch trước khi ăn nhằm loại bỏ tối đa bụi bẩn cũng như hóa chất còn bám trên bề mặt vỏ để an toàn hơn cho sức khỏe.

Theo Phapluatnet.vn

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.