Dùng 'mũi khoan kim cương' xuyên đá tìm nước

30/07/2016 09:58

(Baonghean.vn) - Vào hè, công việc của 45 hộ có giàn khoan nước ngầm ở xóm Nhân Tiến, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) làm không hết việc. Để tìm được nước, họ phải khoan sâu hàng chục mét, sử dụng "mũi khoan kim cương" để xuyên đá ngầm...

Giàn khoan giếng của ông Nguyễn Văn Bính đang khoan giếng cho một gia đình trong xóm Nhân Tiến.
Giàn khoan giếng của ông Nguyễn Văn Bính đang khoan giếng cho một gia đình trong xã.

Những ngày hè, về xóm Nhân Tiến, xã Tiến Thành, hiếm khi gặp đàn ông, chỉ còn phụ nữ, trẻ em, người già ở lại làng. Bởi những người đàn ông đi làm nghề khoan giếng khắp mọi nơi.

Ông Nguyễn Đình Cổn, Bí thư chi bộ xóm cho biết: Xóm Nhân Tiến có 208 hộ, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhưng mỗi nhân khẩu chỉ có 250 m2 ruộng, trong khi năm nào cũng hạn hán, thiếu nước sản xuất, nên không đảm bảo cuộc sống cho người dân, buộc người dân phải tìm kế sinh nhai bằng nhiều nghề, trong đó có nghề khoan giếng được duy trì gần 30 năm nay.

Ông Bính cho biết, trong quá trình khoan giếng,người thợ thường xuyên điều chỉnh mũi khoan phù hợp, đặc biệt là khi gặp phải đá cứng.
Trong quá trình khoan giếng,người thợ thường xuyên điều chỉnh mũi khoan phù hợp, đặc biệt là khi gặp phải đá cứng.

Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, do giếng đào khô nước, một vài gia đình trong xóm thuê máy về khoan giếng. Trong thời gian đó, một số người tò mò học hỏi cách làm nghề, sau đó đầu tư mua giàn khoan về phục vụ trong xã. Làng khoan giếng Nhân Tiến có từ thời điểm đó.

Mỗi cần khoan dài 2 m, được làm bằng thép tốt, mỗi giàn khoan thường sắm 17 - 20 chiếc cần khoan, trong quá trình khoan giếng, nếu giếng nào sâu trên 40 m, các thợ khoan có thể mượn cần khoan với nhau, cho đỡ tiền đầu tư mua cần khoan.
Mỗi cần khoan dài 2 m, được làm bằng thép tốt. Vì giá bán cao, nên mỗi giàn khoan thường sắm 17 - 20 chiếc cần, trong quá trình khoan giếng, nếu nơi nào sâu trên 40 m, các thợ khoan có thể mượn cần khoan với nhau, cho đỡ tiền đầu tư mua cần khoan.

Đến nay, xóm Nhân Tiến đã có 40 hộ làm nghề khoan giếng, với 45 giàn khoan, trong đó có những giàn khoan mũi to, chuyên nhận khoan giếng cho các công trình lớn, phần lớn là giàn khoan nhỏ, phục vụ giếng khoan gia đình.

Mũi khoan này được sản xuất bởi hợp kim, dùng để khoan phần đất mềm.
Mũi khoan này được sản xuất bởi hợp kim, dùng để khoan phần đất mềm.

Mỗi năm khoảng 6 tháng vào mùa khô, hàng chục giàn khoan của người dân Nhân Tiến đi khắp nơi, từ Quảng Bình ra đến Thanh Hóa, có người sang cả Lào để hành nghề.

Làm nhiệt tình, trách nhiệm cao, nên chủ giàn khoan nào cũng nhiều việc, tuy nhiên không phải cứ đặt mũi khoan là có tiền, bởi có những nơi khoan tới gần 100 m vẫn không có nước, đành bó tay.

Mũi khoan đá, khi gặp đá cứng phải lắp mũi khoan bằng kim cương mới hiệu quả.
Mũi khoan này dùng để khoan đá, nhưng khi gặp phải đá cứng thì lắp loại "mũi khoan bằng kim cương" mới hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Bính, chủ một giàn khoan cho hay: Tùy địa bàn để lấy tiền công, gần thì 4 triệu/giếng, xa thì 6 - 10 triệu đồng/giếng. Trước khi đặt giàn khoan, chủ nhà và thợ cam kết, khoan đến khi nào có nước, lắp đặt xong, nhận tiền công; nhưng nếu không có nước là không có tiền công, gia chủ chỉ nuôi cơm. Do vậy, có những nơi chỉ cần khoan 2 ngày, sâu 30 m đã có nước, nhưng có nơi khoan cả 1 tuần đành bó tay, vì gặp vỉa đá dày, cứng.

Đá ừ các mũi khoan giếng ngầm, ở độ sâu hàng chục mét.
Đá từ các mũi khoan giếng ngầm, ở độ sâu hàng chục mét. Ảnh Thu Hiền

Để sắm 1 giàn khoan, mỗi gia đình phải có từ 100 triệu đồng trở lên. Đặc biệt phải chú trọng bộ mũi khoan thích hợp để có thể khoan ở mọi địa hình.

Còn ông Nguyễn Văn Tuấn chủ giàn khoan giếng ở xóm Nhân Tiến, bộc bạch: Tháng trước ông khoan giếng ở huyện Anh Sơn, nhưng biết nhu cầu khoan giếng ở Hùng Thành nhiều, nên về đây làm cho gần nhà. Ở đây hầu hết giếng nào cũng khoan sâu 50 m là có nhiều nước, nên chỉ cần làm 3 - 4 ngày là xong 1 giếng. Bình quân mỗi tháng ông khoan được trên 10 cái giếng, tiền công thu về hơn 50 triệu đồng.

Giàn khoan được đặt 2 bao tải đá nặng để đè mũi khoan xuống
Giàn khoan được đặt 2 bao tải đá nặng để đè mũi khoan ăn sâu xuống lòng đất

Từ thực tế làng thiếu nước, nên trên 100% số hộ ở xóm Nhân Tiến, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành sử dụng giếng khoan. Do vậy, vào mùa khô hạn, người dân đủ nước sinh hoạt. Hơn thế, người dân nơi đây còn đưa dàn khoan đi tìm nước cho bà con ở nhiều vùng miền. Cơn khát nước sạch vì thế cũng "được giải" khi các giàn khoan đi khắp mọi nơi...

Xuân Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Dùng 'mũi khoan kim cương' xuyên đá tìm nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO