Được mùa sứa biển

(Baonghean) - Hiện các xã vùng bãi ngang của huyện Diễn Châu như Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Hùng, bà con ngư dân đang bắt đầu bước vào vụ khai thác sứa biển. Hàng ngày, có gần 200 bè mảng với  hàng trăm ngư dân bám biển đánh bắt loại hải sản này. Hiện ở Diễn Châu, các công đoạn đánh bắt, thu mua, chế biến sứa biển đang dần trở thành nghề "hái ra tiền" của rất nhiều người dân ở vùng biển.

Có mặt tại bãi biển Diễn Kim, chúng tôi được chứng kiến không khí tấp nập khẩn trương trong mùa khai thác sứa của bà con nơi đây. Gần 100 chiếc bè mảng liên tục ra khơi rồi cập bến, bè nào cũng nặng đầy sứa. Sau chỉ khoảng 4 tiếng ra biển, đánh bắt cách bờ khoảng từ 3 - 4 hải lý, ngư dân Đinh Lưu, xóm Tiền Tiến xã Diễn Kim đã cập bờ với 1,5 tấn sứa. Gia đình anh cùng công nhân của cơ sở chế biến nhanh chóng bốc sứa lên xe nhập cho xưởng chế biến ngay tại bờ biển. Năm ngoái chỉ trong vòng 3 tháng khai thác sứa, anh Lưu thu hơn 100 triệu đồng, còn năm nay, tuy mới bước vào mùa nhưng sứa dày hơn nên hy vọng cho thu nhập cao hơn. Anh Lưu cho biết: Mỗi ngày, ngư dân ở đây đánh được hơn 100 tấn, với giá bình quân 1 triệu đồng/tấn. Còn ngư dân Vũ Văn Thông, xóm Yên Thịnh (Diễn Kim) chia sẻ: “Nghề khai thác sứa năm nay hiệu quả tương đối cao. Do điều kiện sức khỏe, tôi đi ít hơn mọi người nhưng từ đầu mùa đến nay cũng thu được vài chục triệu…”.
Bà con ngư dân Diễn Kim dùng xe cải tiến vận chuyển sứa.
Bà con ngư dân Diễn Kim dùng xe cải tiến vận chuyển sứa.
Mùa sứa ở vùng biển Diễn Châu bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Sản lượng nhiều, dễ tiêu thụ nên bà con tích cực đánh bắt. Khoảng 5 năm trở về trước, sứa biển được bà con ngư dân địa phương khai thác về rất nhiều và bán rẻ cho các tư thương nước ngoài, trong khi nếu qua chế biến, sứa được bán ra thị trường có giá cao gấp hàng chục lần bán “thô”. Sau khi tìm hiểu thị trường, học hỏi kỹ thuật chế biến, một số bà con vùng biển đã mở cơ sở thu mua, chế biến sứa. Hiện nay, huyện Diễn Châu có 3 xưởng chế biến sứa tại bờ, thu mua ngay tại chỗ cho bà con với giá 1.000 đồng/kg.
Với công suất hoạt động 300 tấn mỗi ngày, nên toàn bộ sứa bà con khai thác về đều được các cơ sở này thu mua hết. Bên cạnh đó, chủ các cơ sở chế biến còn đầu tư vốn hỗ trợ bà con đóng bè, mảng đánh bắt và thu mua sứa. Những ngày này các cơ sở chế biến sứa hoạt động hết công suất. Tại cơ sở chế biến sứa sạch Khánh Vinh, xã Diễn Kim, 100 công nhân được chia làm 2 ca làm việc cả ngày và đêm. Mỗi ngày xưởng thu mua tới 200 tấn sứa để chế biến. Chị Bùi Thị Vinh, chủ cơ sở chế biến cho biết: “20 ngày qua, chúng tôi đã thu mua được 2.000 tấn, bằng mấy tháng của năm ngoái. Khi có hàng, cơ sở tạo mọi điều kiện thu mua hết cho ngư dân”. 
 
Sứa là món ăn bổ dưỡng, rất mát vào mùa hè, giá cả hợp lý nên nhu cầu thị trường rất cao. Những năm qua, sản phẩm sứa Diễn Châu đã có mặt khắp thị trường trong nước và một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc… Hiện nay cùng với việc khuyến khích ngư dân tranh thủ thời tiết để khai thác sứa biển, chính quyền các địa phương ven biển cũng khuyến cáo ngư dân và các cơ sở chế biến giữ gìn vệ sinh môi trường trong thu hoạch, chế biến sứa. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Diễn Kim cho biết: Ở Diễn Kim, nghề khai thác và chế biến sứa trong những năm qua phát triển mạnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con cũng như kinh tế của địa phương. Chúng tôi quán triệt các cơ sở chế biến phải đảm bảo vệ sinh môi trường, chấp hành an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Mai Giang (Đài Diễn Châu)

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.