Đường đua châu Á - Thái Bình Dương: Điểm "nóng" của kinh tế thế giới

(Baonghean) - Bên cạnh an ninh - chính trị, kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng làm nên diện mạo thế giới. Trong bối cảnh các nền kinh tế kỳ cựu như Mỹ hay châu Âu đang chững lại, châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một nhân tố năng động và đầy tiềm năng. Trên thực tế, chính tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi tại khu vực này đã vực dậy tốc độ tăng trưởng chung của toàn cầu. Ấn Độ và Trung Quốc - cặp đôi đang lên của khu vực - đang ráo riết tăng tốc trên đường đua khu vực và thế giới.

Ấn Độ “tăng tốc” ở châu Á - Thái Bình Dương 
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm 3 ngày (từ 25 đến 27/1) tại Ấn Độ. Nhân cuộc gặp này, nền kinh tế được đánh giá là điểm sáng triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng định tham vọng vươn lên trở thành đầu tàu của khu vực. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 26/1  tại New Delhi, Ấn Độ
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 26/1 tại New Delhi, Ấn Độ
Ngay từ cuộc bầu cử hồi tháng 5/2014 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có dự định xây gắn kết Mỹ và Ấn Độ bằng một “mối quan hệ đối tác sẽ định nghĩa thế kỷ XXI”. Cụ thể, trong chuyến thăm lần này, hai nhà lãnh đạo đã đi đến thống nhất củng cố hiệp ước hợp tác về quốc phòng và đạt những bước tiến mới trong đàm phán về hạt nhân dân sự. Vài giờ sau khi đón Tổng thống Mỹ tại sân bay, Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố: “Quan hệ hai nước chúng ta đã được nâng lên một tầm cao mới”. Trong một văn bản chung, hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định rằng “mối quan hệ đối tác gần gũi giữa Mỹ và Ấn Độ là điều thiết yếu để bảo vệ hoà bình, đảm bảo cho sự thịnh vượng và ổn định trong khu vực”. Đây cũng là lần thứ hai kể từ tháng 9/2014, hai quốc gia cùng nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh biển, đảm bảo quyền tự lo đi lại trên vùng biển và vùng trời của khu châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong vùng biển ở phía Nam Trung Quốc”. Đáp lại tuyên bố này, tờ nhật báo Trung Quốc Global Times đã gửi thông điệp cảnh báo đến Delhi: “Ấn Độ và Trung Quốc phải hết sức thận trọng để không rơi vào bẫy đối đầu do phương Tây bày ra”. 
Uday Bhaskar - nhà nghiên cứu danh dự của Society for Policy Studies, một hiệp hội đóng tại Delhi - nhận định: “Chưa bao giờ Ấn Độ bộc lộ rõ ràng ý định đóng vai trò quan trọng như vậy tại châu Á - Thái Bình Dương”. Cũng theo ông này, Thủ tướng mới của Ấn Độ có tham vọng biến chủ nghĩa “Look East Policy” của những năm 1990 (“Chủ trương nhìn về phía Đông”) thành “Act East Policy” (“Chủ trương hành động ở phía Đông”) dựa trên nền tảng của một số tư tưởng kinh tế. Nằm trong khu vực năng động nhất của thế giới hiện nay, Ấn Độ đang nắm trong tay cơ hội để tăng tốc và củng cố tăng trưởng kinh tế của mình. Chỉ vài tháng sau chiến thắng tại cuộc bầu cử Thủ tướng, ông Modi đã có chuyến công du tại Nhật Bản và Australia, tìm kiếm những cánh cửa cơ hội mới. “Nhưng trên hết, Ấn Độ rất cần đến Mỹ để củng cố tiến trình hoà nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Uday Bhaskar phân tích. Cụ thể, Washington có thể giúp Ấn Độ trở thành thành viên của APEC - khối hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.  
Như vậy là Ấn Độ đã bước ra khỏi cánh cửa khép mình như thường lệ và công khai củng cố mối quan hệ đối tác với Mỹ, đồng nghĩa với việc tăng khoảng cách với đối tác truyền thống là nước Nga. Trước mắt, Nga đã không còn nằm ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp vũ khí. Thông qua việc gia hạn hiệp ước hợp tác về quốc phòng với thời hạn 10 năm, lần đầu tiên trong lịch sử Delhi và Washington sẽ cùng nhau phát triển công nghệ và chia sẻ việc chế tạo các trang thiết bị quân sự, trong đó có máy bay giám sát không người lái. Tất nhiên vẫn còn quá sớm để nhận định Ấn Độ như một đồng minh quân sự của Mỹ, như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Điều không thể phủ nhận là cả hai đang có cùng những mối quan tâm: vấn đề taliban tại Afghanistan, tình hình an ninh tại Pakistan hay sự bành trướng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Đồng thời, Ben Rhoder - Phó cố vấn an ninh của Tổng thống Obama cũng khẳng định vào thứ Hai, ngày 26/1 rằng “Chủ trương “Hành động ở phía Đông” của Ấn Độ rất ăn khớp với chính sách hướng về châu Á của chúng tôi”. 
Hiện nay, kim ngạch trao đổi về kinh tế giữa hai nước còn tương đối hạn chế: Ấn Độ chỉ chiếm 2% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ và 1% đối với kim ngạch xuất khẩu. Để tăng cường trao đổi kinh tế, Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ấn Độ vay 1 tỷ đô la Mỹ - một màn “chào sân” 2015 đầy ấn tượng và khả quan cho nền kinh tế vừa ra khỏi giai đoạn “thắt cổ chai” và bước vào thời kỳ hoàng kim của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
Đồng nhân dân tệ và tham vọng chiếm lĩnhthị trường thế giới
Thứ Tư, ngày 28/1, Tập đoàn tài chính Swift thông báo đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc chính thức đạt vị trí thứ 5 trong danh sách các đồng tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch quốc tế, vượt qua đô la Canada và đô la Úc. So với vị trí thứ 13 hồi tháng 1/2013, đây là một kết quả đầy ấn tượng cho quá trình hội nhập của đất nước tỷ dân. 
Đồng nhân dân tệ chiếm 2,17% tỷ phần giao dịch quốc tế.
Đồng nhân dân tệ chiếm 2,17% tỷ phần giao dịch quốc tế.
Gần như suốt năm 2014, đồng nhân dân tệ giữ nguyên vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng. Cho đến nửa sau năm 2014, đồng tiền tệ của Trung Quốc mới nhích dần đến gần đồng yên Nhật Bản và đạt đỉnh điểm vào tháng 12/2014 khi tỷ phần giao dịch toàn cầu đạt mức 2,17% - mức kỷ lục đối với đồng tiền này. Tuy nhiên, thành tích này vẫn chưa đuổi kịp mức 2,69% của đồng yên Nhật. Sự tăng trưởng này cho thấy đồng nhân dân tệ đang “chuyển đổi từ đồng tiền giao dịch có triển vọng sang thành đồng tiền giao dịch được sử dụng thường xuyên”, quản lý thị trường tài chính của Tập đoàn Swift Wim Raymaekers nhận định. 
Thứ Sáu, ngày 30/1, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đạt mức 9.950 tỷ tương đương với 1.403 tỷ euro đồng thời, năm 2014 là năm mà sự tăng trưởng tỷ phần giao dịch xuyên quốc gia của đồng nhân dân tệ có sự chuyển biến rõ rệt. Tính đến thời điểm hiện tại, 20% các giao dịch quốc tế có liên quan đến Trung Quốc bao gồm các giao dịch thương mại, đầu tư và lĩnh vực tài chính khác sử dụng đồng nhân dân tệ làm đồng tiền giao dịch. Trung Quốc cũng không che giấu tham vọng bành trướng sức lan toả của đồng nhân dân tệ ra ngoài biên giới quốc gia và biến đồng tiền này thành đồng tiền chuyển đổi quốc tế - tương xứng với nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. 
Tuy nhiên, từ “đồng tiền được sử dụng thường xuyên” đến “đồng tiền chuyển đổi quốc tế”, con đường vẫn còn dài. Tỷ phần 2,17% của đồng nhân dân tệ hiện nay vẫn không là gì so với 80% tỷ phần do đô la Mỹ, euro và bảng Anh chiếm giữ. Điểm hạn chế của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ - chẳng hạn - là đồng tiền Trung Quốc vẫn thuộc sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và không có giá trị chuyển đổi tuyệt đối. Để cạnh tranh được với các đồng tiền khác, cần phải biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền chuyển đổi tuyệt đối, đồng thời lĩnh vực tài chính và thị trường Trung Quốc cũng cần mở cửa hoàn toàn với nguồn vốn quốc tế. Theo dự đoán của các chuyên gia thì điều này không thể xảy ra trước 10 đến 15 năm nữa. 
Những tháng gần đây, chính quyền Bắc Kinh đang ráo riết đẩy mạnh quá trình quốc tế hoá đồng nhân dân tệ thông qua việc hấp dẫn các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Mục tiêu cụ thể đặt ra là tạo một thị trường quốc tế với mạng lưới cho phép thực hiện các giao dịch bảo mật sử dụng đồng nhân dân tệ. Một vài thành phố “chốt” đã được lựa chọn để xây dựng thành các trung tâm “offshore” (“cảnh ngoại” - thuật ngữ chỉ việc thành lập các nhà máy, công ty con ở nước ngoài). Trong đó, hai trung tâm lớn nhất là Hồng Kông - chiếm 60% tổng lượng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ ở ngoài Trung Quốc đại lục - và theo sau là Luân Đôn. Trong khu vực đồng euro, Paris, Frankfurt và Luxemburg đang xếp ngang hàng nhau. Tại khu vực châu Á, Trung Quốc vẫn đang ráo riết tăng sức ảnh hưởng và phạm vi của đồng nhân dân tệ, đơn cử như lời đề nghị Việt Nam sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch Việt - Trung. 
Thục Anh 
(Theo Le monde)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.