Duterte có thể không quyết liệt về Biển Đông khi tới Trung Quốc

Giới quan sát đánh giá Tổng thống Philippines Duterte sẽ không nêu "đến cùng" phán quyết của Toà trọng tài quốc tế khi đến thăm Trung Quốc.

duterte-co-the-khong-quyet-liet-ve-bien-dong-khi-toi-trung-quoc

Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: Inquirer.

"Tôi cho rằng việc ông Duterte mới tuyên bố sẽ không nhượng bộ trước Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông là bởi ông cảm nhận được "sức nóng" của giới tinh hoa Philippines với quan điểm ủng hộ Trung Quốc và chống Mỹ của mình", Ei Sun Oh, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, trao đổi với VnExpress.

Tổng thống Philippines hôm qua cho biết sẽ thảo luận với Trung Quốc về phán quyết của Toà trọng tài quốc tế, không mặc cả ở bất cứ đâu và tiếp tục khẳng định chủ quyền của Manila ở Biển Đông. Ông cũng đồng tình rằng có thể bị luận tội nếu nhượng bộ ở bãi cạn Scarborough như thẩm phán tòa án tối cao Philippines đã nêu. Tuyên bố của ông Duterte được đưa ra trước khi ông lên đường thăm Trung Quốc từ ngày 18 đến 21/10.

Toà trọng tài phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ngày 12/7 đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết, khiến nhiều nước lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh cần tuân thủ.

Theo Ei Sun Oh, Tổng thống Philippines phải thể hiện mình là người bảo vệ các quyền của người dân.

Đồng tình với ý kiến này,  Joseph Franco, chuyên gia của Đại học Nanyang, đánh giá dường như phát ngôn của ông Duterte chỉ mang tính chất "hướng tới người dân trong nước". Tổng thống Philippines đã thể hiện sự nhất quán trong quan điểm rằng ông sẽ không dùng phán quyết của Toà trọng tài để "lên án" Trung Quốc. Ông sẽ không thúc ép Trung Quốc rút các lực lượng ra khỏi bãi cạn Scarborough.

"Có thể ông Duterte sẽ chỉ nhắc đến quyền đánh cá của ngư dân và kết thúc nhanh chóng. Ông sẽ không đề cập tới nó một cách dứt khoát", Franco nói.

Theo Franco, chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte đã được lên kế hoạch rõ là tập trung vào thương mại. Dự kiến một nhóm đông đảo doanh nhân người Philippines gốc Hoa sẽ tháp tùng ông. Các thoả thuận được ký kết có thể là các dự án cơ sở hạ tầng và giao thông, nông nghiệp, chẳng hạn như Trung Quốc sẽ dỡ lệnh cấm nhập chuối của Philippines.

Hãng tin Reuters cho hay có khoảng 200 thành viên doanh nghiệp sẽ tháp tùng ông Duterte khi thăm Trung Quốc, mở đường cho cái ông gọi là liên minh thương mại mới.

Chuyên gia Ei Sun Oh đánh giá các thoả thuận về thương mại và cơ sở hạ tầng dự kiến được ký kết giữa Philippines và Trung Quốc là những lĩnh vực bị ngưng trệ hợp tác trong vài năm qua do tranh chấp Biển Đông. Thời điểm này, việc bình thường hoá quan hệ sẽ giúp tạo nền tảng cho hợp tác mạnh mẽ hơn.

Lý giải về quan điểm của ông Duterte với Trung Quốc về Biển Đông, Ei Sun Oh cho rằng tổng thống Philippines thể hiện rằng 'khó có thể giành phần thắng nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc". Do đó, ông Duterte nêu vấn đề một cách thực tế, gợi ý hai bên có thể ngăn chặn leo thang căng thẳng ở khu vực này.

"Ông ấy chỉ nêu các vấn đề chủ quyền của Philippines, và phía Trung Quốc thì dù thế nào họ cũng sẽ không nhượng bộ", Ei Sun Oh nói.

duterte-co-the-khong-quyet-liet-ve-bien-dong-khi-toi-trung-quoc-1

Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn Scarborough từ 2012. Ảnh: SCMP

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...