Em bé nhập cư và Trump lên bìa Time; Hàn - Triều thảo luận vấn đề gia đình ly tán

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới 24h qua diễn ra với nhiều tin tức nổi bật như: Em bé nhập cư khóc nức nở và Trump lên trang bìa tạp chí Time; Ukraine mở rộng trừng phạt Nga; Hàn Quốc-Triều Tiên thảo luận vấn đề gia đình ly tán; Iran tuyên bố có thể rút khỏi thỏa thuận hạt nhân; Indonesia tuyên án tử hình giáo sĩ Hồi giáo cực đoan...

Em bé nhập cư khóc nức nở và Trump lên trang bìa tạp chí Time

Ảnh bìa tạp chí Time tuần này. Ảnh: Time.

Ảnh bìa tạp chí Time. Ảnh: Time.


Time, tuần san nổi tiếng ở Mỹ mà Trump luôn tự hào khi được lên trang bìa, đã đặt hình ảnh Tổng thống Mỹ đối lập với cô bé lên trang bìa tuần này. Trump bình tĩnh cúi nhìn em bé người Hondura đang khóc nức nở, bên trên là dòng chữ "Chào mừng đến nước Mỹ".

Cô bé trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia John Moore chụp ở biên giới Mỹ - Mexico tuần này. Ảnh cho thấy sự đau khổ của một em bé hai tuổi khi mẹ bị giới chức Mỹ khám xét và giam giữ, đã trở thành biểu tượng về tác động của chính sách nhập cư không khoan nhượng mà chính quyền Trump thực hiện, theo Guardian.

Chính sách bắt giữ và truy tố người nhập cư trái phép, cũng như chia tách trẻ em khỏi gia đình và đưa vào các trung tâm xã hội, đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ khắp nước Mỹ tuần qua. Sau khi dư luận chỉ trích chính sách nhập cư không khoan nhượng, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh ngừng chia tách trẻ em khỏi cha mẹ nhập cư trái phép.

Trump thường xuyên khoe về số lần được lên trang bìa Time. Năm ngoái, Time từng yêu cầu Trump gỡ bỏ ảnh bìa giả treo trang trọng ở 4 câu lạc bộ golf thuộc sở hữu của Tổng thống Mỹ.

Ukraine mở rộng trừng phạt, gây căng thẳng với Nga

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Reuters

Ngày 22/6, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine thông báo Tổng thống nước này Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh, theo đó mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty và thực thể của Nga.

Theo quyết định, 30 thực thể pháp lý và 14 cá nhân của Nga đã được bổ sung vào danh sách trừng phạt này, nâng tổng số những cá nhân và thực thể của Nga bị Kiev trừng phạt lên lần lượt là 1.762 và 786. Theo cơ quan này, các biện pháp trừng phạt mới sẽ kéo dài ít nhất trong 3 năm và nhằm cả vào các nghị sĩ và quan chức hàng đầu của Nga. 

Hàn Quốc - Triều Tiên họp thảo luận vấn đề gia đình ly tán và nhân đạo

han quoc va trieu tien hop thao luan van de gia dinh ly tan va nhan dao hinh 1
Thành viên gia đình Triều Tiên - Hàn Quốc bị ly tán bởi chiến tranh gặp lại nhau. Ảnh: Telegraph.

Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên hôm 22/6 tổ chức cuộc họp Hội chữ thập đỏ, nhằm thảo luận một loạt các vấn đề nhân đạo, bao gồm tổ chức các hoạt động đoàn tụ cho những gia đình ly tán trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề đoàn tụ cho các gia đình ly tán, theo đúng tinh thần lãnh đạo hai nước đã nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 4 vừa qua. Theo đó, cuôc đoàn tụ sẽ diễn ra từ ngày 20 - 26/8 và mỗi bên sẽ lựa chọn ra 100 người để tham gia sự kiện, BBC trích tuyên bố chung, đưa tin.

Theo số liệu công bố gần đây, số người dân Hàn Quốc đăng ký muốn gặp người thân tại Triều Tiên lên tới hơn 132.000 người vào cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 57.000 người vẫn còn sống và 86% trong số họ trên 70 tuổi.

Một nhà ga ở London phải sơ tán khẩn cấp sau tin đồn có bom

Quang cảnh bên ngoài nhà ga. Nguồn: BBC
Quang cảnh bên ngoài nhà ga. Nguồn: BBC

Ngày 22/6, cảnh sát Anh cho biết, nhà ga Charing Cross tại London đã phải sơ tán sau khi có thông tin một đối tượng nam giới trên tàu tuyên bố mang theo một quả bom. 

Trên mạng xã hội Twitter, cảnh sát giao thông Anh thông báo ga tàu trên đã phải sơ tán để đề phòng bất trắc và hiện không có tuyến tàu nào dừng tại nhà ga này. Cảnh sát đã bắt giữ đối tượng đe dọa mang theo bom nói trên. Lực lượng an ninh đang nỗ lực để sớm mở cửa trở lại nhà ga Charing Cross. 

Iran tuyên bố có thể rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trong vài tuần tới

Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi. Ảnh: Press-TV
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi. Ảnh: Press-TV

Ngày 22/6, hãng thông tấn RT dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao Iran tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này có thể rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Nhóm P5+1. 

Theo ông Abbas Araqchi, Iran có thể buộc phải rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) nếu không đạt được sự đồng thuận với các cường quốc châu Âu. Ông nêu rõ Tehran muốn tuân thủ JCPOA nhưng thỏa thuận này cũng cần có thêm những điều chỉnh sau khi Mỹ rút, khiến thỏa thuận lịch sử này không còn cân bằng nữa.

Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nợ công, trở lại với Eurozone

hy lap thoat khoi khung hoang no cong, tro lai voi eurozone hinh 1

Cờ Hy Lạp. Ảnh: Reference.com.

Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone Mario Centeno ngày 22/6 tuyên bố, Hy Lạp đã hoàn thành chương trình trợ giúp kéo dài 8 năm theo quy định của Cơ chế Bình ổn tài chính châu Âu (ESM) và sẽ không cần thêm các khoản tài chính cứu trợ.

Phát biểu trước báo giới, ông Centeno cho biết, sau khi hoàn thành bản đánh giá cuối cùng và được Cơ chế Bình ổn tài chính châu Âu (ESM) xác nhận thực hiện đầy đủ 88 hành động ưu tiên, Hy Lạp đã hoàn tất thành công chương trình của ESM.

220 người di cư chết đuối ngoài khơi Libya trong vài ngày qua
220 nguoi di cu chet duoi ngoai khoi libya trong vai ngay qua hinh 1
Người di cư ở ngoài khơi Libya. Ảnh: Information Nigeria.

Liên Hợp quốc hôm 22/6 cho biết, chỉ trong vài ngày qua, đã có khoảng 220 người chết đuối ngoài khơi Libya. Những người này tử vong trong hành trình mạo hiểm vượt biên để tới “miền đất hứa” châu Âu, đưa con số tử vong trong năm nay trên tuyến đường này lên tới hơn 1.000 người.

Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, bước vào mùa hè, số lượng người tị nạn và người di cư cố gắng vượt Địa Trung Hải dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Cơ quan này đồng thời kêu gọi đẩy mạnh các hoạt động cứu hộ trên biển thời gian tới.

Indonesia tuyên án tử hình giáo sĩ Hồi giáo cực đoan

Giáo sĩ Hồi giáo Aman Abdurrahman trong phòng xử án ở Jakarta, Indonesia ngày 18/5. Ảnh: Reuters
Giáo sĩ Hồi giáo Aman Abdurrahman trong phòng xử án ở Jakarta, Indonesia ngày 18/5. Ảnh: Reuters

Ngày 22/6, tòa án Indonesia đã tuyên án tử hình đối với giáo sĩ Hồi giáo Aman Abdurrahman với tội danh chủ mưu vụ tấn công khủng bố tại một quán cà phê Starbucks ở thủ đô Jakarta năm 2016, làm 4 dân thường thiệt mạng.

Vụ tấn công trên ban đầu do một nhóm thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Đông Nam Á thừa nhận tiến hành. Tháng trước, cơ quan công tố đã buộc tội giáo sĩ Abdurrahman chủ mưu vụ nã súng và tấn công liều chết vào quán cà phê trên tại khu trung tâm thủ đô Jakarta và đề nghị mức án cao nhất.

Abdurrahman, được cho là kẻ cầm đầu các tay súng ủng hộ IS tại Indonesia, cũng là thủ lĩnh tinh thần của mạng lưới cực đoan địa phương mang tên Jamaah Ansharut Daulah (JAD).

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.