Em gái ông Kim Jong-un nói gì khi được hỏi về Seoul?

Theo Minh Hạnh (Yonhap/www.tienphong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Khi được hỏi có cảm nghĩ gì khi đến Seoul, Kim Yo-jong – em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết bà không hề cảm thấy có chút gì xa lạ.

Với chiếc áo vest màu rượu vang và quần đen sang trọng, bà Kim Yo-jong, quan chức cấp cao Triều Tiên, em gái ông Kim Jong-un – đã thu hút sự chú ý của đông đảo báo giới khi tới dự tiệc tối 10/2 tại một khách sạn ở tỉnh Gangneung (Hàn Quốc).

Bữa tiệc được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon với sự tham gia của phái đoàn cấp cao Bình Nhưỡng.

Khi được ông Choi Moon-soon, Thống đốc tỉnh Gangwon hỏi về cảm nghĩ khi thăm Seoul, bà Kim chia sẻ ngắn gọn: “Tôi không cảm thấy có gì xa lạ.”

Đây là lần đầu tiên bà Kim Yo-jong thăm Hàn Quốc. Bà cũng là thành viên đầu tiên của gia tộc họ Kim đến Hàn Quốc để từ sau chiến tranh liên Triều.

Cùng xuất hiện tại buổi tiệc có ông Kim Yong-nam – Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, ông Choe Hwi – Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Thể thao Quốc gia Triều Tiên, và ông Ri Son-gwon – lãnh đạo cơ quan phụ trách các vấn đề liên Triều của Triều Tiên.

Phát biểu tại bữa tiệc, ông Kim Yong-nam cho biết: “Với việc thế vận hội được khai mạc thành công cùng tiếng vỗ tay từ hai miền Triều Tiên, chúng tôi thực sự tin rằng đây sẽ là hoạt động mở đường cho sự hòa giải của hai bên, cho mối quan hệ liên Triều trở nên mạnh mẽ hơn, cho sự đoàn kết và thống nhất của người dân hai miền Triều Tiên.”

Sau bữa tối, phái đoàn Triều Tiên đến Trung tâm Khúc côn cầu Kwandong ở Gangneung để xem trận đấu đầu tiên của đội tuyển khúc côn cầu nữ liên Triều.

Trước đó, trong chuyến thăm Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Cheong Wa Dae, bà Kim Yo-jong và ông Kim Yong-nam đã bày tỏ thông điệp hòa giải trong sổ lưu niệm.

Em gái ông Kim Jong-un nói gì khi được hỏi về Seoul? ảnh 1
Lưu bút của bà Kim Yo-jong và ông Kim Yong-nam trong sổ lưu niệm tại Cheong Wa Dae. Ảnh: Yonhap

Ông Kim Yong-nam cho rằng sự thống nhất là ước mơ chung của người dân hai miền Triều Tiên. Còn bà Kim Yo-jong bày tỏ hy vọng “Bình Nhưỡng và Seoul có thể đến gần nhau hơn, tiến đến tương lai thống nhất và thịnh vượng”.

Cũng trong chuyến thăm Cheong Wa Dea, bà Kim Yo-jong đã trao cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lá thư của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, đồng thời gửi lời mời ông Moon đến thăm Bình Nhưỡng.
Sau chuyến thăm kéo dài 3 ngày, phái đoàn Triều Tiên sẽ trở về Hàn Quốc trong hôm nay, 11/2.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.