Ép con ăn - lợi ít hại nhiều
Hành động này khiến trẻ mất tự do khi khám phá thức ăn, thậm chí dẫn đến biếng ăn.
Trong một nghiên cứu kéo dài 14 năm của nhóm tiến sĩ Mamun A.A., Đại học Queensland (Australia) về những suy nghĩ của 2.560 cha mẹ về cân nặng và sự tăng cân khỏe mạnh của con cái họ từ lúc sinh đến giai đoạn ăn dặm, 4 tuổi và 14 tuổi.
Kết quả 50% cha mẹ cho rằng bé tăng trưởng không tốt (kém tăng trưởng). Thực tế theo đánh giá của chuyên gia ở thời điểm nghiên cứu, các bé đang tăng trưởng bình thường, thậm chí, nhiều em có khuynh hướng thừa cân. Thực nghiệm cũng cho thấy lo lắng không tăng cân ảnh hưởng đến cách tác động của cha mẹ trong bữa ăn của trẻ, có thể dẫn đến hành vi ăn uống không tốt sau này.
Đây sẽ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ trong chăm sóc bé. Theo bác sĩ Anh Nguyễn (Thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh Quốc, Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester), cha mẹ có thể thực hiện theo ba bước sau để cải thiện tình trạng này.
Bước 1: Hiểu cách đánh giá tăng cân đúngĐiều này được thực hiện bằng cách cân đo ít nhất 2 lần và thời gian cách nhau 8 tuần. Thông thường, chúng tôi khuyên cha mẹ theo dõi cân nặng trong 3 lần cân và xem xu hướng trên biểu đồ tăng trưởng. Nếu trẻ trải qua bệnh, thời gian giãn cách được khuyên cộng thêm 3-4 tuần, tùy thuộc vào đánh giá của chuyên gia về thời điểm hết bệnh thực sự của trẻ.
Cha mẹ nên theo dõi cân nặng trong 3 lần cân và xem xu hướng trên biểu đồ tăng trưởng. Ảnh: Purewow |
Cha mẹ nên biết trẻ biếng không có nghĩa sẽ luôn tồn tại tăng trưởng kém. Trên thực tế, nhiều bé biếng ăn vẫn có thể tăng trưởng ở mức bình thường nếu đánh giá đúng.
Bước 2: Giữ tâm lý cân bằng trong bữa ănĐể giúp bé chịu ăn và hứng thú khi ăn, bố mẹ nên giữ trạng thái tâm lý cân bằng, tránh la mắng, dọa nạt... Khuyến khích bé tham gia ăn cùng gia đình hoặc cùng với các bé khác (nếu có thể).
Mẹ cũng nên tránh bỏ lửng chuyện ăn uống của con, nên cho con ăn đúng bữa để tạo thói quen tốt về ăn uống. Nếu bé đang biếng ăn thì có thể giảm khẩu phần đi 30-50% và tăng thêm số lần hoặc những thực phẩm cung cấp thêm năng lượng.
Mẹ cũng cần chú ý cân bằng các chất trong bữa ăn. Tránh vì trẻ không tăng cân đều mà cho con ăn thiên lệch chất đạm, chất béo. Theo nghiên cứu của Weber, Đại học Munich (Đức), nếu trẻ ăn quá nhiều đạm trong những năm đầu đời sẽ có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 2,43 lần so với trẻ bình thường.
Việc lựa chọn sữa cho con, mẹ cũng cần giữ tâm lý cân bằng. Không nên vì quá nôn nóng muốn con tăng cân nhanh mà chọn sữa có thành phần dinh dưỡng không phù hợp. Phụ huynh nên chọn sữa có đạm chất lượng và hàm lượng các chất phù hợp để con tăng cân khỏe mạnh.
Mẹ cũng có thể luân phiên người cho bé ăn, chia sẻ điều này với bố, ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình. Thực tế, tôi nhận thấy nhiều ông bố có những kỹ năng đặc biệt để giúp trẻ chịu ăn. Nghiên cứu khảo sát của nhóm Darcy L. Johansen, Đại học South Dakota State, trên 68 người cha cho thấy: vai trò của người cha cũng quan trọng trong phát triển thực hành hành vi ăn uống của trẻ.
Mẹ cũng có thể luân phiên người cho bé ăn, chia sẻ điều này với bố, ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình. Ảnh: BabySling |
Hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ sử dụng và tái nạp năng lượng. Các bé nên hoạt động vui chơi tầm 30 phút/ngày. Những bé quá hiếu động, bạn có thể giảm thời gian sử dụng năng lượng của trẻ thông qua một số hoạt động nhẹ nhàng hơn như tô màu, xếp chữ,...
Biếng ăn hầu hết là tạm thời nhưng nếu cha mẹ tác động quá nhiều lên tâm lý trẻ lúc ăn sẽ có thể ảnh hưởng lâu dài. Hãy suy nghĩ những cách làm trẻ có thể hứng thú học được hành vi ăn uống hơn tìm cách cho trẻ ăn thật nhiều trong từng bữa ăn.
Lời khuyên dành cho cha mẹ:
- Có thể giảm lượng khẩu phần ăn mỗi bữa lên tới 50% và chia nhỏ số bữa trong ngày hoặc kết hợp thực phẩm giàu năng lượng.
- Luân phiên thay đổi việc cho ăn với bố của bé. Cha cho bé ăn khác cách của mẹ.
- Duy trì một thói quen sống năng động cho trẻ nhỏ để giúp trẻ sử dụng tốt cơ chế tiêu hóa và tái lập năng lượng.