EU họp Thượng đỉnh đặc biệt khi nội bộ bắt đầu rạn nứt

Theo Quang Dũng (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong hai ngày họp Thượng đỉnh đặc biệt tại Brussels, các nguyên thủ châu Âu sẽ thảo luận 4 chủ đề quan trọng bao gồm: cuộc chiến tại Ukraine, chính sách quốc phòng, chính sách năng lượng và an ninh lương thực.
EU đang đối mặt nguy cơ rạn nứt nội bộ. Ảnh: Consilium EU
EU đang đối mặt nguy cơ rạn nứt nội bộ. Ảnh: Consilium EU

EU họp Thượng đỉnh đặc biệt khi nội bộ bắt đầu rạn nứt vì cuộc chiến Ukraine

Nguyên thủ các nước Liên minh châu Âu ngày 30/5 tiến hành 2 ngày họp Thượng đỉnh đặc biệt tại Brussels để thảo luận về cuộc chiến Ukraine, vấn đề năng lượng, quốc phòng trong bối cảnh sự đoàn kết của khối quanh các ứng phó với cuộc chiến tại Ukraine ngày càng có dấu hiệu rạn nứt.

Trong lá thư mời dự họp gửi đến nguyên thủ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel thông báo, trong hai ngày họp Thượng đỉnh đặc biệt tại Brussels, các nguyên thủ châu Âu sẽ thảo luận 4 chủ đề quan trọng bao gồm: cuộc chiến tại Ukraine, chính sách quốc phòng, chính sách năng lượng và an ninh lương thực.

Trong số này, diễn biến cuộc chiến tại Ukraine cũng như các chính sách của châu Âu với Nga và Ukraine sẽ là vấn đề trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian thảo luận, đặc biệt là gói trừng phạt thứ 6 mà Liên minh châu Âu dự định áp đặt đối với Nga.

Hiện tại, sau gần 1 tháng chuẩn bị và bàn thảo, các nước EU vẫn chưa thể đạt được sự đồng thuận liên quan đến biện pháp mạnh nhất của gói trừng phạt này là việc cấm vận hoàn toàn dầu mỏ của Nga. Trong bản dự thảo được sửa đổi mới nhất hôm 27/5, Uỷ ban châu Âu đề ra kịch bản tiếp tục cho phép các nước nhập khẩu dầu mỏ của Nga thông qua các đường ống dẫn dầu nhưng cấm việc nhập khẩu bằng đường biển.

Đây là đề xuất được Pháp đưa ra nhằm gỡ bỏ sự phản đối của Hungary, quốc gia EU không có biển và lại phụ thuộc đến 65% vào lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Nga qua đường dẫn dầu Druzhba. Tuy nhiên, nếu EU thông qua dự thảo này, một số nước khác có thể sẽ phản đối vì cho rằng Hungary được đối xử ưu ái hơn.

Phát biểu khi tham dự Hội chợ Hannover trong ngày 29/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đánh giá, sự đoàn kết mà Liên minh châu Âu thể hiện trong giai đoạn đầu khi cuộc chiến tại Ukraine mới nổ ra đang bắt đầu lung lay.

Trong tuần trước, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng thừa nhận, việc duy trì đoàn kết giữa các nước châu Âu là việc không dễ dàng.

“Chúng tôi cố gắng làm việc một cách sáng tạo, với tinh thần xây dựng để đưa ra một số dự thảo, đề xuất nhằm bảo vệ sự đoàn kết của châu Âu. Việc này không dễ dàng mà rất khó khăn nhưng chúng tôi không bỏ cuộc. Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều và tôi thực sự hy vọng là chúng tôi đủ khả năng thể hiện sự đoàn kết đó một lần nữa. Cuộc họp Thượng đỉnh đặc biệt trong hai ngày 30/5 và 31/5 này sẽ là một thời điểm rất quan trọng để cho thấy điều đó”- Chủ tịch Hội đồng châu Âu cho biết.

Ngoài việc thống nhất quan điểm trong việc cấm vận dầu mỏ Nga, tại cuộc họp Thượng đỉnh đặc biệt, các lãnh đạo châu Âu cũng sẽ phải thảo luận các nỗ lực hỗ trợ Ukraine về tài chính, quân sự và nhân đạo. Tiếp đến, các nước EU cũng sẽ phải thảo luận về các ưu tiên chính sách quốc phòng mới, gia tăng đầu tư trang bị quốc phòng, thu hẹp khoảng cách về chi tiêu quân sự giữa các nước thành viên.

Về vấn đề năng lượng, các lãnh đạo châu Âu sẽ thảo luận kế hoạch “RePowerEU”, tức kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc của EU vào các nguồn cung dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga.

Cuối cùng, vấn đề an ninh lương thực cũng sẽ được đề cập, trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine dẫn đến việc thiếu hụt lúa mỳ, phân bón, hạt giống và đang có nguy cơ đẩy một số khu vực trên thế giới như Bắc Phi, Trung Đông vào nạn đói. Châu Âu lo ngại nếu nạn đói xảy ra tại Bắc Phi, châu Âu này có thể sẽ phải đối mặt với các làn sóng tị nạn mới./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.