FBI từng điều tra Trump; Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản

Theo Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Báo Mỹ nói FBI từng điều tra Trump vì nghi làm việc cho Nga; Quân đội Nga muốn được quyền bắn hạ máy bay chở khách khi khẩn cấp; Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản; Thương vong trong vụ nổ tại trung tâm Paris tăng cao... là những tin tức nổi bật thế giới 24h qua.

Báo Mỹ nói FBI từng điều tra Trump vì nghi làm việc cho Nga

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:Reuters.

Tờ The New York Times ngày 12/1 đưa tin việc Tổng thống Trump cách chức ông Comey khiến giới chức FBI lo ngại và họ bắt đầu mở cuộc điều tra liệu nhà lãnh đạo Mỹ có trở thành mối đe dọa cho an ninh quốc gia hay không. FBI cũng nghi ngờ Tổng thống Trump đang hợp tác với Nga nhằm chống lại Washington.

Nhà Trắng ngay lập tức bác bỏ thông tin đăng trên tờ The New York Times, trong khi FBI chưa đưa ra bình luận gì. Cuộc điều tra do FBI thực hiện được ghép chung với cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng nghi vấn chiến dịch tranh cử của Trump thông đồng với Moskva.

Quân đội Nga muốn được quyền bắn hạ máy bay chở khách khi khẩn cấp

Một tổ hợp S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik.

Một tổ hợp tên lửa phòng khôngS-400 của Nga. Ảnh: Sputnik

Dự luật mới do quân đội Nga soạn thảo cho phép lực lượng phòng không nước này bắn hạ mọi máy bay có khả năng đe dọa cuộc sống của người dân hoặc gây ra thảm họa môi trường lớn tại Nga, RT ngày 11/1 đưa tin. Dự luật được cho là bước thay đổi đáng kể so với ''luật đối phó máy bay xâm phạm biên giới" được Nga ban hành năm 1994, vốn có điều khoản cấm khai hỏa vào các máy bay có hành khách hoặc con tin bên trong.

Đạo luật chống khủng bố được Nga thông qua trước đó đã cho phép an ninh nước này sử dụng vũ khí sát thương chống lại các máy bay dân sự bị không tặc khống chế, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng an ninh. Dự luật mới, dự kiến có hiệu lực vào tháng hai, nhằm loại bỏ sự khác biệt giữa các hệ thống và quy định của luật pháp Nga.

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản

Chú thích ảnh
Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/1, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc chiều cùng ngày đã tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản. Đội bảo vệ bờ biển số 11 thuộc JCG nêu rõ 4 tàu mang số hiệu Hải cảnh 1305, 2305, 2401 và 31241 thuộc Cục Hải cảnh Trung Quốc đã lần lượt tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 14h đến 14h25 (giờ địa phương) tại khu vực đảo Uotsuri và đảo Minamiko thuộc quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. 

Các tàu này di chuyển trong vùng lãnh hải của Nhật Bản tại khu vực cách đảo Minamiko khoảng 20 km về phía Nam. JCG cho biết đã yêu cầu các tàu Trung Quốc lập tức rời khỏi lãnh hải của Nhật Bản và đang tiếp tục các hoạt động cảnh giới.

Poroshenko: Ukraine đã thoát khỏi “vùng rủi ro”

ukraine da thoat khoi "vung rui ro", tranh duoc nguy co vo no? hinh 1

Tổng thống Ukraine - Petro Poroshenko. Ảnh: Shutterstock

Tổng thống Ukraine - Petro Poroshenko ngày 11/1 nhấn mạnh, thông qua các nỗ lực chung, Ukraine đã đảm bảo được sự ổn định tài chính vĩ mô, đồng thời kéo Ukraine ra khỏi “vùng rủi ro”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này vẫn khẳng định, còn nhiều việc mà Ukraine phải làm trước mắt để giải quyết các thách thức kinh tế mà nước này đang phải đối mặt.

Mặc dù chính quyền Ukraine vẫn chưa công bố con số cuối cùng về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018, nhưng dự báo mức tăng này là 3%.

Chính phủ Mỹ đóng cửa ngày thứ 22, lâu nhất trong lịch sử

Người dân Mỹ biểu tình yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ tại Boston ngày 11/1. Ảnh: AP.

Người dân Mỹ biểu tình yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ tại Boston ngày 11/1. Ảnh: AP

Tình trạng chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vẫn tiếp diễn giữa lúc bất đồng về việc xây bức tường biên giới chưa được giải quyết. 22 ngày là thời gian đóng cửa lâu nhất của chính phủ Mỹ trong lịch sử nước này. Trước đó, chính quyền Bill Clinton từng đóng cửa 21 ngày do những bất đồng giữa tổng thống và quốc hội, kéo dài từ tháng 12/1995 tới tháng 1/1996, CNN đưa tin.

Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng đóng cửa sẽ sớm chấm dứt. Khoảng 800.000 nhân viên liên bang đã bị ảnh hưởng khi phải làm việc mà không được trả lương hoặc bị sa thải.

Thương vong trong vụ nổ tại trung tâm Paris tăng cao

Đám cháy bùng phát sau vụ nổ tại một tiệm bánh ở Paris /// Reuters
Đám cháy bùng phát sau vụ nổ tại một tiệm bánh ở Paris. Ảnh: Reuters

Giới chức Pháp thông báo ít nhất 2 người thiệt mạng và gần 50 người bị thương trong vụ nổ do rò rỉ khí gas tại trung tâm thủ đô Paris vào ngày 12/1. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng (giờ địa phương) tại một tiệm bánh nằm ở tầng trệt tòa nhà trên đường Rue de Trevise thuộc quận 9 của Paris.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner viết trên Twitter rằng có 2 lính cứu hỏa thiệt mạng do bị thương trong quá trình cứu hỏa, theo Reuters. Ông cho biết thêm có 10 người bị thương nặng và ít nhất 37 người bị thương nhẹ.

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.