Gai đốt sống cổ: Nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và điều trị
Gai đốt sống cổ ngoài gây ra các cơn đau nhức, làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh, còn là thủ phạm gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm.
Gai đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp thường xảy ra khi xương khớp, cột sống bị thoái hóa . Đây là hệ quả của quá trình lắng đọng và kết tủa canxi ở thân cột sống và dây chằng. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nên các mấu xương dị dạng, mọc chìa ra ở cột sống, gây ra tình trạng đau nhức khó chịu cho người bệnh.
1. Gai đốt sống cổ thường do sự lão hóa của xương khớp
Ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này chưa quá rõ ràng nên chưa làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.
Thông thường, bệnh gai đốt sống cổ thường xảy ra do sự lão hóa của xương khớp. Vì vậy, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là những người từ 55 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt, làm việc không hợp lý nên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi.
2. Triệu chứng gai cột sống cổ
Cột sống cổ là vùng tập trung của rất nhiều dây thần kinh và mạch máu quan trọng trong cơ thể. Trong đó, đốt sống cổ là vị trí phải chịu đồng thời lực tác động của trọng lượng phần đầu và sự chèn ép về lực của phần cổ - vai - cánh tay mỗi khi chúng ta thực hiện các động tác xoay, vặn cổ - vai.
Theo thời gian, xương khớp dần lão hóa thì vị trí này cũng thường có mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất. Đây chính là nguyên do vì sao đa số trường hợp gai đốt sống cổ lại rơi vào vùng C5C6.
Triệu chứng cơ bản của gai đốt sống cổ là các cơn đau dữ dội ở vùng gần gáy lan dần xuống hai bả vai, có thể xuống một phần đốt sống lưng. Các cơn đau càng thêm dữ dội khi người bệnh ngửa cổ lên hoặc cúi đầu xuống.
Ngoài đau đớn, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
- Tê bì tay chân.
- Cánh tay ngứa rát.
- Bại liệt tứ chi.
- Các bệnh lý về tủy sống.
3. Biến chứng nguy hiểm của gai đốt sống cổ
Nếu bệnh không được phát hiện và được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Dưới đây là 5 biến chứng của bệnh gai đốt sống cổ cần phải nắm rõ:
- Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng thoát vị xảy ra cùng lúc với gai đốt sống cổ sẽ khiến người bệnh chịu đau đớn gấp bội, thậm chí gây mất hoàn toàn khả năng vận động, tỉ lệ cao dẫn tới tàn phế.
- Đau dây thần kinh tọa: Các cơn đau thường bắt đầu ở lưng, sau đó có thể tăng lên và lan dần xuống đến mông, đùi sau, gân kheo và xuống tận cẳng chân. Ở giai đoạn nặng, bệnh gây tê bì, rối loạn cảm giác, không thể kiểm soát các hành vi bài tiết và cuối cùng là bại liệt.
- Đau dây thần kinh liên sườn: Cơn đau xuất hiện theo từng đợt kéo dài, chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn, các dấu hiệu có thể là: Đau từ ngực, xương ức trở cột sống, cường độ cơn đau tăng mạnh khi thay đổi tư thế, hắt hơi và ho.
- Gai đốt sống cổ gây tê liệt: Tình trạng này xuất hiện là do các dây thần kinh bị tê liệt bởi các gai đốt sống cổ chèn ép. Lúc này, tình trạng tổn thương của tủy sống bắt đầu nặng nề, làm mất đi khả năng truyền và nhận tín hiệu. Hậu quả là một số các cơ quan mà đoạn tủy sống này quản lý sẽ bị chi phối và tê liệt.
4. Điều trị gai đốt sống cổ
Khi mắc gai đốt sống cổ cần phải khám và thực hiện chỉ định của các bác sĩ. Có thể các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm nhằm hạ nhiệt những cơn đau nhức xương cột sống cổ.
Trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.
Ngoài ra người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng gây áp lực lên các vùng bị đau. Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi đá muối, chườm ngải giúp thư giãn, giảm đau nhức.
Tóm lại: Gai đốt sống cổ là quá trình lão hóa tự nhiên, do vậy không có phương pháp điều trị nào có thể đảo ngược nguyên tắc này. Vì vậy, việc phát hiện sớm gai đốt sống cổ phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Những người từ sau 30 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ đĩa đệm mau chóng hồi phục.