Gần 400 viên sỏi lèn chặt trong túi mật người phụ nữ

Theo Lê Nga (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bác sĩ Bệnh viện E, Hà Nội, vừa phẫu thuật nội soi cắt túi mật đang bị ken chặt gần 400 viên sỏi cho bệnh nhân 60 tuổi.

Bệnh nhân phát hiện bị sỏi túi mật từ năm 2014. Không đau nên bà chỉ điều trị bằng thuốc uống tại bệnh viện ở Thái Nguyên.

Gần đây bệnh nhân ngày càng bị đau tức vùng hạ sườn, bác sĩ chẩn đoán viêm túi mật mạn tính có sỏi. Tại Bệnh viện E, bác sĩ phát hiện túi mật của bệnh nhân có nhiều sỏi lấp đầy, thành mật dày do viêm mạn tính, không có dịch mật. Chỉ định dành cho bệnh nhân là phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi mật. 

Phó giáo sư Đỗ Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, cho biết túi mật của bệnh nhân chứa khoảng 400 viên sỏi. Trong đó, viên to có đường kính lớn nhất là một cm, như viên bi.

Sau khi cắt túi mật, sức khỏe của bà đã ổn định, ăn uống được, không đau, có thể được xuất viện trong vài ngày tới.

Gần 400 viên sỏi lèn chặt trong túi mật người phụ nữ ảnh 1

Gần 400 viên sỏi được lấy ra khỏi túi mật của bệnh nhân. Ảnh: Thanh Xuân.

Theo bác sĩ, số lượng sỏi mật nhiều đến thế một phần vì bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, phần khác do rối loạn chuyển hóa của tuổi tác ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol của dịch mật trong túi mật.

Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi... Khi lượng cholesterol trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hay lượng muối mật giảm, dẫn tới hình thành sỏi. Ngoài ra, sỏi mật còn hình thành do sự kết tụ của bilirubin do bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan...

Phụ nữ có nguy cơ cao bị sỏi mật hơn nam giới. Người ít vận động, ngồi nhiều, thừa cân béo phì, đái tháo đường và trên 60 tuổi; người có chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol hoặc quá kiêng khem... cũng dễ bị sỏi mật.

Để phòng tránh sỏi mật, bác sĩ Sơn khuyến cáo nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu không chữa trị, túi mật của bệnh nhân có thể bị viêm, tắc mật, vàng da. Bệnh nhân có nguy cơ biến chứng hoại tử túi mật, dịch tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết. 

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.