(Baonghean) - Kết quả sau 9 năm Trung tâm Khuyến nông đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (LĐNT), đã có gần 6 nghìn người dân được học nghề nông nghiệp ngay tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tạo vùng sản xuất tập trung
Thăm gia trại anh Nguyễn Văn Bá ở xóm 4, xã Diễn Liên (Diễn Châu), anh phấn khởi cho biết: “Thu nhập kinh tế gia đình trước đây chỉ dựa vào 4 - 5 sào ruộng lúa, chăn nuôi 3 - 5 con lợn nên cuộc sống rất vất vả. Được Trạm Khuyến nông huyện tạo điều kiện cho tham gia học nghề trồng nấm, đến nay tôi cùng một số người được học nghề trong xóm đã liên kết hình thành tổ sản xuất nấm mỡ, nấm sò và duy trì thường xuyên 5-6 lao động, mỗi tháng cho thu nhập ổn định bình quân từ 3,5-4,5 triệu đồng/người, giờ đây cuộc sống đã khá hơn nhiều”.
Trồng nấm sò ở xã Nam Lộc (Nam Đàn). Ảnh: Hồng Sương
Ông Phan Huy Hảo - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu cho biết thêm, đến nay huyện Diễn Châu cũng đã mở được 18 lớp học nghề, tập trung chủ yếu là nghề nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, sản xuất rau an toàn và kết quả đạt được khá thành công, cơ bản các hộ đều duy trì, phát triển nghề được học và cho thu nhập kinh tế gia đình cao hơn khi chưa học nghề.
Để học nghề có hiệu quả thực sự, trạm đã phải làm tốt từ khâu tuyển sinh lựa chọn người học nghề đến rèn luyện kỹ năng thực hành và tư vấn sau học nghề, nhất là Trạm đã chủ động khâu nối liên kết với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp để tư vấn, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người sau học nghề khi có yêu cầu.
Bà Trương Thị Lài - cán bộ phụ trách Trạm Khuyến nông huyện Quỳ Hợp thì khẳng định, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT luôn được huyện quan tâm, chú trọng. Trong những năm qua, tuy Trạm Khuyến nông huyện mới tổ chức được 14 lớp dạy nghề trên địa bàn huyện nhưng rất chất lượng, hiệu quả và thiết thực.
Quan trọng nhất là tạo cơ hội cho bà con đồng bào dân tộc miền núi được tiếp cận học nghề, có thêm được việc làm mới, được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó trồng trọt, chăn nuôi thành công và hiệu quả cao hơn, tận dụng được lao động nhàn rỗi.
Để thực hiện tốt công tác dạy nghề, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, hướng dẫn áp dụng thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT thuộc hệ thống khuyến nông. Quá trình tổ chức đào tạo đều có sự kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá chất lượng hiệu quả đào tạo nghề.
Trung tâm tiến hành xin cấp phép 20 nghề nông nghiệp cần đào tạo (trồng trọt 10 nghề, chăn nuôi 3 nghề, lâm nghiệp 4 nghề và thủy sản 3 nghề) và biên soạn, hiệu chỉnh được 20 bộ giáo trình để sử dụng, phục vụ cho dạy nghề.
Trồng nấm ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc). Ảnh: Thế Thắng
Tính đến nay đã đào tạo được 11/20 nghề với 188 lớp, 5.931 học viên tham gia (nữ 4.083/5.931 chiếm 68,8%); trong đó có 48 lớp chăn nuôi lợn, 54 lớp chăn nuôi gà, 16 lớp chăn nuôi bò, 25 lớp sản xuất rau, 8 lớp trồng cam, 4 lớp trồng mía, 5 lớp trồng hoa, 1 lớp trồng nguyên liệu giấy, 1 lớp nuôi cá truyền thống, 18 lớp trồng nấm và 8 lớp trồng chè. Số học viên tốt nghiệp sau học nghề là 5.471/5.931 người, đạt 92,2% (nữ 3.824/5.471 người chiếm 69,9%).
Nổi bật một số huyện điển hình trong công tác tổ chức, thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT trong tỉnh như huyện Yên Thành (19 lớp), Diễn Châu (18 lớp), huyện Thanh Chương (15 lớp), huyện Tân Kỳ (15 lớp), TP Vinh (15 lớp). Các nghề được nhiều người dân có nhu cầu tham gia học tập chủ yếu là chăn nuôi gà 54 lớp, lợn 48 lớp, sản xuất rau an toàn 25 lớp, trồng nấm 18 lớp; 4 nghề này chiếm tới 77,12% tổng số lớp nghề được đào tạo.
Chính từ công tác đào tạo nghề đã góp phần từng bước tạo nên vùng, địa phương sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao như trồng nấm tại huyện Yên Thành; trồng cam tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; trồng chè tại các huyện Thanh Chương, Con Cuông; trồng rau an toàn, nuôi lợn, nuôi gà tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn và TP. Vinh. Đặc biệt các nghề chăn nuôi đã thu hút được nhiều người học và đều đem lại hiệu quả kinh tế từ việc mở rộng quy mô, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.
Mô hình chăn nuôi gà ở Anh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thái Hiền
Qua khảo sát cho thấy nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT tỉnh Nghệ An còn rất lớn, nhất là đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cần thực hiện tốt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đó là:
Thứ nhất, chính quyền các cấp, các ban ngành cần quan tâm chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, làm tốt công tác quy hoạch nghề cần đào tạo đối với từng vùng, từng địa phương. Hướng dẫn, tư vấn cho người học nghề trong việc lựa chọn và giải quyết việc làm sau đào tạo, ưu tiên định hướng những nghề truyền thống, có thế mạnh và cho giá trị hiệu quả kinh tế cao. Thứ hai, điều kiện tiên quyết của dạy nghề là phải xuất phát từ mong đợi của người học, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm.Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề thường xuyên phải tự trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn để nâng cao năng lực, chất lượng dạy học và rèn luyện tay nghề cho người học. Tạo điều kiện khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý cùng tham gia, hỗ trợ xây dựng giáo trình, giáo án và dạy nghề. Thứ tư, khi đào tạo nghề cần chủ động liên kết với các công ty, nhà máy, doanh nghiệp để hỗ trợ học tập, tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm làm ra cho người học nghề, nhất là việc hình thành nên nhóm, tổ, hợp tác xã để chủ động tìm kiếm cơ hội liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm. Thứ năm, tạo điều kiện cho người sau học nghề được tiếp cận, tham gia các chương trình, dự án, mô hình phát triển sản xuất hoặc vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, khuyến khích, thu hút được nhiều lao động nông nghiệp tham gia và duy trì, phát triển nghề bền vững sau khi học. Có thể nhận định rằng, sau 9 năm, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, đội ngũ cán bộ khuyến nông ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm; tăng tỉ lệ lao động nông nghiệp được học nghề.
(Baonghean.vn) - Đến chiều 2/10, sau khi huy động người dân các bản san gạt đất, đá, trên các tuyến đường bị chia cắt, sạt lở ở xã Bảo Thắng đã tạm thời có thể cho phép xe máy lưu thông. Tuy nhiên, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn vì vẫn còn hiện tượng đất, đá tiếp tục sạt lở.
(Baonghean.vn) - Trận lũ lụt kéo dài vào cuối tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề. Hiện tỉnh đang chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả, sớm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân.
(Baonghean.vn) -Kè ao, nuôi bèo tây, làm nhà ống tre và tự ương nuôi giống cua đồng địa phương đã giúp cho nhiều gia đình nông dân ở huyện Thanh Chương thu về gần 70 triệu đồng/sào/năm, gấp 35 lần trồng lúa.
(Baonghean.vn) - Với điều kiện tự nhiên phong phú, địa hình, khí hậu đa dạng, văn hóa các dân tộc giàu bản sắc, Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển du lịch canh nông, du lịch cộng đồng. Đây cũng là thế mạnh để xây dựng các thương hiệu OCOP về du lịch.
(Baonghean.vn) -Đó là một trong những nội dung, thông tin chính tại Quyết định số 3089/QĐ – UBND của UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành ngày 27/9/2023, về phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050.
(Baonghean.vn) - Sau đợt lũ lịch sử, nguồn nước sinh hoạt của người dân Quỳ Châu bị hòa vào lớp bùn đất, đục ngầu, không thể sử dụng. Hiện nay, huyện Quỳ Châu đang chỉ đạo tập trung làm sạch nguồn nước, đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân.
(Baonghean.vn) - Mưa lớn trong những ngày cuối tháng 9 khiến nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng. Sau khi mưa ngớt, nắng gay gắt khiến cây rau héo úa, chết rễ và thối úng. Trong khi đó, tại các chợ dân sinh, rau xanh “đội giá”, nhiều loại rau xanh khan hiếm, giá tăng gấp 3-4 lần vẫn không có bán.
(Baonghean.vn) - Thông tin thị trường hôm nay: Vàng SJC tiến sát mức 69 triệu đồng/lượng; Tỷ giá USD giảm ở các ngân hàng; Giá cà phê trong nước đi ngang; Giá tiêu cao nhất 72.000 đồng/kg...
(Baonghean.vn) - Áp cao lục địa có cường độ suy yếu dần, dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam và Trung Trung Bộ nâng trục dần lên phía Bắc, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng lấn Tây nên mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (2/10) được dự báo giảm mạnh. Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể giảm trên dưới 1.000 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu có khả năng giữ nguyên.
(Baonghean.vn) - Trong sáng 1/10, một trận lũ ống đã xảy ra tại bản Cha Ka 1, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn. Lũ ống đã cuốn trôi hàng nghìn m3 bùn đất từ đỉnh núi xuống khe suối.
(Baonghean.vn) - Nước lũ dâng cao, dế di chuyển vào bãi nổi, leo lên các bụi cây dọc bờ sông để tránh ngập. Người dân các xã dọc sông Lam đổ xô đi bắt dế. Có những người, kiếm được từ 500.000 - 1 triệu đồng/ngày từ bán loại dế cơm này.
(Baonghean.vn) - Đoạn đường khoảng hơn 20 m bị nước lũ cuốn trôi, khiến nhiều hộ dân ở bản Minh Châu, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu bị cô lập. Người dân và các lực lượng nơi đây nhanh chóng triển khai mở đường mới để đi lại.
(Baonghean.vn) - Giống gà bản địa có trọng lượng nhỏ nhưng sức đề kháng cao, dễ nuôi, ngon thịt. Nhiều thanh niên ở xã biên giới Nậm Giải, huyện Quế Phong đã đầu tư nuôi giống gà này để cung ứng cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(Baonghean.vn) - Từ ngày 1/10, giá gas tăng 20.000 đồng/bình 12 kg; Vàng tiếp đà giảm giá; Lợn hơi có chiều hướng giảm giá... là những thông tin thị trường trong ngày 1/10.
(Baonghean.vn) - Sau khi kiểm tra thực tế tại huyện Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ chỉ đạo địa phương huy động phương tiện, nhân lực khắc phục những điểm sạt lở, ách tắc đường giao thông để người dân đi lại.
(Baonghean.vn) -Đợt mưa lũ vừa qua đã quét sạch nhiều ao cá sắp đến vụ thu hoạch, khiến không ít bà con huyện Quỳ Châu lâm vào cảnh trắng tay. Sau lũ, người dân mang lưới ra ao thả, với hy vọng “mót” những con cá còn sót lại.
(Baonghean.vn) - Những cung đường rực rỡ sắc hoa, ngập đầy băng rôn, khẩu hiệu... các tuyến phố thành Vinh như khoác lên lớp áo mới cho ngày kỷ niệm 60 thành lập trọng đại.
(Baonghean.vn) - Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở các loài động vật móng guốc chẵn, lây lan mạnh, gây thiệt hại lớn về chăn nuôi, kinh tế, xã hội và môi trường.
(Baonghean.vn) - Chương trình trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu Nghệ An do UBND thành phố Vinh tổ chức đã hội tụ những nông sản, đặc sản các vùng miền, địa phương trong tỉnh, thu hút khách đến tham quan, mua sắm.
(Baonghean.vn) - Ngô bị ngập úng, chuột cắn phá, người dân các xóm của xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) cố vớt vát sản phẩm đã dày công chăm sóc gần 4 tháng trời, gần kỳ thu hoạch thì gặp lụt.
(Baonghean.vn) - Do mưa lớn trong những ngày vừa qua, các huyện Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Tương Dương có khá nhiều tuyến đường bị sạt lở, nhiều cầu tràn, cống bị hư hỏng. Các lực lượng đang ngày đêm nỗ lực để thông tuyến.
(Baonghean.vn) -Ngay trong ngày đầu tiên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Quỳ Châu ra lời kêu gọi “Ủng hộ nhân dân huyện Quỳ Châu khắc phục sạt lở thiên tai”, nhiều tổ chức, cá nhân đã có mặt để ủng hộ, hỗ trợ bà con vùng ảnh hưởng của mưa lũ.
(Baonghean.vn) - Thông tin thị trường hôm nay: Giá lợn hơi giảm tiếp từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg; Giá tiêu tiếp tục đi ngang, ổn định từ 69.000 - 72.000 đồng/kg; Cả nước nhập khẩu gần 1,37 triệu tấn đậu tương trong 8 tháng...
(Baonghean.vn) - Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.
(Baonghean.vn) - Theo dự báo, thời tiết tỉnh Nghệ An ngày 30/9 mây thay đổi đến nhiều mây, ngày nắng yếu, chiều và đêm có mưa, mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.
(Baonghean.vn) - Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa có lệnh vận hành hạ mực nước hồ Bản Vẽ về mức cao nhất trước lũ; tập trung các giải pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hạ mực nước.
(Baonghean.vn) - Nước rút đến đâu, người dân huyện Tân Kỳ tiến hành vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt đến đó; các trường học cũng được hỗ trợ thu dọn vệ sinh để đón học sinh trở lại lớp sau những ngày mưa lũ.
(Baonghean.vn) -Xác định việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên huyện Nghi Lộc đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, trong đó, tập trung hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, phát triển các sản phẩm...
(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo gia hạn nhận hồ sơ đề xuất tham gia lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh máy bán hàng tự động tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng Hàng không Quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau đây: