Gấp rút thi công dự án nâng cấp đê Tả Lam

(Baonghean.vn) - Dự án nâng cấp tuyến đê Tả Lam trên địa bàn các xã Thanh Văn, Thanh Tường, Thanh Đồng (huyện Thanh Chương) đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp trước cao điểm mùa mưa lũ.

Dự án nâng cấp tuyến đê Tả Lam huyện Thanh Chương từ K18 đến K25+546,5 do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư được xây dựng trên địa bàn của 3 xã Thanh Văn, Thanh Tường và Thanh Đồng do Công ty TNHH Tây An thi công đang được đẩy nhanh tiến độ các hạng mục chính để hoàn thành trước mùa mưa lũ.

Tuyến đê đang bảo vệ cho 102.600 người và 16.300 ha đất ở, đất sản xuất và cơ sở hạ tầng trong vùng dự án. Ngoài ra, còn góp phần cải thiện giao thông bằng việc nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã trên địa bàn huyện Thanh Chương nối với Nam Đàn nhằm tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa nông sản, phát triển du lịch dọc bờ sông Lam…

Đơn vị thi công đang đang khẩn trương kè mái đê ở các điểm Cẩm Thái 1 và 2. Ảnh: Đình Hà
Đơn vị thi công kè mái đê ở các điểm Cẩm Thái 1 và 2. Ảnh: Đình Hà

Theo hồ sơ, tuyến đê được nâng cấp dài hơn 7 km,  thiết kế trên nền đê cũ, đường mặt đê rộng 6,5m, kết cấu đường bê tông nhựa. Cùng đó, có tuyến đường gom dân sinh rộng nền 4,5m, mặt 4,0m kết cấu đường bê tông.

Để đảm bảo chống lũ cao hơn, dự án lần này cũng có thêm hạng mục nâng cấp cơ đê phía sông, bao gồm 2 tuyến cơ kè Cẩm Thái 1 và 2 - là những nơi không còn bờ, mép sông đã ăn mòn tận chân đê uy hiếp an toàn đê.

Ngoài ra còn có tuyến đường cứu hộ, cứu nạn kết hợp thi công và quản lý vận hành: Tuyến đường số 1: dài 361, 94m bắt đầu từ ngã 3 thị trấn Rạng (giao cắt với Quốc lộ 46), đấu nối với điểm đầu tuyến đê tại K18+00, kết cấu đường bê tông nhựa; Tuyến đường số 2: dài 128,23m bắt đầu từ ngã 3 chợ Dùng (giao cắt với quốc lộ 46), đấu nối và khép với tuyến đê tại cọc 9 (K24+946,74), kết cấu đường bê tông nhựa.

Khó khăn nhất ở công trình là gần như toàn bộ tuyến đường gom dân dân (còn gọi là đường cơ đê) đã bị thu hẹp không còn sử dụng được. Ảnh: Đình Hà
Khó khăn nhất ở công trình là gần như toàn bộ tuyến đường gom dân sinh (còn gọi là đường cơ đê) đã bị thu hẹp không còn sử dụng được. Ảnh: Đình Hà

Theo ông Đặng Thanh Hào, chỉ huy trưởng công trình của Công ty TNHH Tây An - đơn vị đang trực tiếp thi công cho biết: Dự án được khởi công từ ngày 1/10/2016 với cam kết hoàn thành sau 29 tháng, đến nay đơn vị đã hoàn thành toàn bộ phần nâng cấp đất và mặt đê với tổng khối lượng đào đắp khoảng 150.000 m3 đất đá, vượt tiến độ. Hiện đang khẩn trương thực hiện việc kè thân đê bằng bê tông ở hai điểm Cẩm Thái 1 và 2  với tổng chiều dài 1.600m.

Những ngày qua, mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng đơn vị đã huy động hết nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, hiện đã đạt gần 1.000 m. Theo kế hoạch, đến khoảng 15/9 sẽ hoàn thành việc kè cơ đê ở 2 điểm xung yếu này. Sau đó đơn vị sẽ tiếp tục thi công kết cấu mặt đường và các hạng mục tiếp theo.

"Khó khăn nhất hiện nay tại công trường là do mở rộng mặt và chân đê nên gần như toàn bộ tuyến đường gom dân sinh đã bị mất, muốn mở rộng phải tiến hành giải phóng mặt bằng. Đơn vị và các xã trong vùng đang chờ sự chỉ đạo, phối hợp của huyện và tỉnh để thực hiện, bởi nếu không có tuyến đường này thì công tác ứng cứu và việc đảm bảo đời sống cho người dân sau đê sẽ rất khó khăn" - ông Đặng Thanh Hào cho biết thêm.

Xác định tầm quan trọng của tuyến đê trong công tác phòng chống lụt bão, thời gian qua Ban QLDA, Chi cục đê điều Nghệ An thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ cũng như chất lượng công trình. Theo đánh giá của các đoàn công tác, công trình đang được thi công đảm bảo tiến độ chất lượng, góp phần vào công tác phòng chống thiên tai.

Đình Hà

 

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.