Giá lợn hơi hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc quay đầu giảm nhẹ
Giá lợn hơi hôm nay 26/12/2024: Tăng giá ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Miền Bắc quay đầu giảm nhẹ sau nhiều ngày tăng giá.
Giá lợn hơi khu vực miền Bắc
Giá lợn hơi hôm nay 26/12/2024 tại khu vực miền Bắc ghi nhận quay đầu giảm tại một số tỉnh thành như Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang cùng giảm 1.000 đồng/kg, có mức giá 68.000 đồng/kg.
Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua lợn hơi trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh thành như Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định, Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang và Thái Bình có giá lợn hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại trong khu vực có giá lợn hơi phổ biến trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Ngược lại, giá lợn hơi hôm nay 26/12/2024 tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận tiếp đà tăng giá nhẹ ở các tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Lâm Đồng cùng tăng 1.000 đồng/kg.
Hiện tại, thương lái tại miền Trung – Tây Nguyên đang thu mua lợn hơi trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg. Trong đó, Đắk Lắk có giá lợn hơi liên tục trong mấy ngày qua, cùng với Thanh Hoá đang có giá cao nhất khu vực là 68.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi đang gia dịch phổ biến từ 64.000 – 66.000 đồng/kg ở các tỉnh thành trong khu vực này.
Giá lợn hơi khu vực miền Nam
Tương tự, giá lợn hơi tại khu vực miền Nam hôm nay (26/12/2024) ghi nhận có sự biến động giá ở các tỉnh Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre cùng tăng 1.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá lợn hơi khu vực miền Nam đang dao động 63.000 - 68.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và Bến Tre vẫn giữ thấp nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá lợn hơi hôm nay tiếp đà tăng ở miền miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam, trong khi đó miền Bắc quay đầu giảm sau nhiều ngày liên tục tăng giá. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước đang có giá dao động phổ biến từ 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Để đạt hiệu quả trong việc phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, UBND huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum khuyến cáo các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tăng cường theo dõi và giám sát đàn heo.
“Người chăn nuôi cần báo ngay cho cơ quan chuyên ngành nếu phát hiện hoặc nghi ngờ heo bị bệnh. Không được chủ quan và lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh,” lãnh đạo huyện Đăk Glei khẳng định.
Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, người chăn nuôi cần thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học, phác đồ chăm sóc và điều trị. Đồng thời, vệ sinh, tiêu độc và khử trùng chuồng trại phải được thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn chuyên môn của cơ quan chức năng để loại trừ mầm bệnh.
Huyện Đăk Glei đặc biệt yêu cầu người dân không được bán, vận chuyển hay giết mổ heo mắc bệnh hoặc đã chết. Khi giết mổ heo, thịt heo phải có nguồn gốc rõ ràng, và nghiêm cấm giết mổ heo có dấu hiệu bệnh tật. Người chăn nuôi cần thông báo cho cơ quan chuyên môn để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, huyện Đăk Glei cũng khuyến cáo người dân không nên mua bán, tiêu thụ thịt heo và các sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc xuất xứ.