Thị trường

Giá lúa gạo ngày 22/5: Giá gạo, phụ phẩm tăng mạnh

Quốc Duẩn22/05/2025 08:37

Giá lúa gạo ngày 22/5: Giá gạo nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ, trong khi nhóm phụ phẩm tiếp tục đà tăng rõ rệt.

Giá gạo nguyên liệu IR 504 nhích thêm 50 đồng mỗi kg, dao động từ 8.250 – 8.350 đồng/kg. Gạo CL 555 đang giao dịch ở mức 8.600 – 8.800 đồng/kg, trong khi OM 380 dao động quanh 8.000 – 8.100 đồng/kg. Gạo OM 18 được mua bán ở mức 10.200 – 10.400 đồng/kg, và gạo Jasmine vẫn giữ mức cao từ 17.000 – 18.000 đồng/kg.

Tại các chợ bán lẻ, giá gạo nhìn chung ổn định. Gạo thơm phổ biến được bán với giá 18.000 – 22.000 đồng/kg, gạo thường từ 15.000 – 16.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái dao động 20.000 – 22.000 đồng/kg, gạo Hương Lài niêm yết ở mức 22.000 đồng/kg. Đáng chú ý, gạo Nàng Nhen vẫn có giá cao nhất trên thị trường, đạt mức 28.000 đồng/kg.

Phân khúc gạo nếp không có nhiều thay đổi. Nếp IR 4625 (khô) giữ giá từ 9.700 – 9.900 đồng/kg. Các loại nếp khác, cả khô và tươi, duy trì quanh mức 7.700 – 8.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá phụ phẩm bật tăng mạnh. Tấm OM 5451 hiện ở mức 7.500 – 7.600 đồng/kg. Giá cám tiếp tục tăng 200 đồng, lên mức 7.900 – 8.200 đồng/kg. Giá trấu cũng tăng nhẹ, dao động trong khoảng 1.000 – 1.150 đồng/kg.

Tại An Giang, giá lúa tươi nhìn chung ổn định. Lúa OM 380 được thu mua trong khoảng 5.300 – 5.500 đồng/kg. OM 18 và Đài Thơm 8 dao động 6.800 – 7.000 đồng/kg. Lúa IR 50404 giữ mức 5.300 – 5.500 đồng/kg. OM 5451 được giao dịch từ 6.000 – 6.200 đồng/kg, trong khi Nàng Hoa 9 giữ vững mức 6.550 – 7.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo ngày 21/5: Giá gạo, phụ phẩm tăng mạnh

Xuất khẩu gạo Việt giữ vững lợi thế cạnh tranh, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu

Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ổn định và duy trì sức cạnh tranh trong khu vực. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 21/5, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giữ ở mức 397 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn Thái Lan (404 USD/tấn) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với Ấn Độ và Pakistan, vốn dao động 382 – 387 USD/tấn, cho thấy vị thế ổn định của gạo Việt về chất lượng và thương hiệu.

Tại Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu gạo đã tăng mạnh trong tháng 3, đạt 240.000 tấn, tăng thêm 130.000 tấn so với tháng 2. Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất với gần 95.000 tấn, chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu. Các nguồn cung tiếp theo là Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Campuchia và Pakistan.

Cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu là gạo đánh bóng (76%), tiếp theo là gạo tấm (24%), còn gạo lứt chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, thị trường nội địa nước này hiện đang trong giai đoạn tiêu thụ chậm. Dù các phiên đấu giá lúa theo giá thu mua tối thiểu vẫn được tổ chức, tỷ lệ giao dịch rất thấp do nhu cầu yếu.

Nguồn cung lúa vụ cũ tại Trung Quốc phân hóa rõ rệt. Một số khu vực đã gần như hết hàng, trong khi các đầu mối trung gian vẫn tồn kho, giữ giá ở mức cao. Dù đang vào thời điểm dự trữ cho Tết Đoan Ngọ, sức mua vẫn không tăng, khiến hoạt động thu mua diễn ra chậm.

Trong khi đó, lúa vụ mới tại Trung Quốc đang trong giai đoạn gieo mạ và sinh trưởng. Thời tiết có dấu hiệu bất ổn: Quảng Tây ghi nhận tình trạng hạn hán cục bộ, còn tỉnh Cát Lâm – nơi trồng nhiều lúa Japonica – lại xuất hiện ngập úng nhẹ. Dù chưa gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng, nhưng tiến độ sản xuất của nông dân đang gặp nhiều khó khăn.

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Giá lúa gạo ngày 22/5: Giá gạo, phụ phẩm tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO