Giá tiêu hôm nay 26/3/2025: Đột ngột giảm mạnh
Giá tiêu hôm nay 26/3 trong nước nằm ở mức 156,000 - 157,000 đồng/kg. Giá tiêu đột ngột giảm mạnh từ 3000 đến 3500 đồng/kg so với hôm qua do vào chính vụ thu hoạch, nguồn cung tăng tạm thời
Giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2025 tại thị trường trong nước
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 157,000 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Nông giá tiêu ở mức 157,000 đồng/kg. Giảm mạnh 3,500 đồng/kg so với hôm qua.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 156,000 đồng/kg. Giảm 3,000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 157,000 đồng/kg. Giảm 3,000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại Bình Phước và Đồng Nai giá tiêu hôm nay ở mức 156,000 đồng/kg. Giảm 3,000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 156,000 đồng/kg. Giảm 3,000 đồng/kg so với hôm qua.
Như vậy, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 156,000 đồng/kg.

Giá tiêu trong nước tăng tới 68,4% so với cùng kỳ năm ngoái, khi mức giá năm ngoái chỉ ở khoảng 95,000 đồng/kg. Việc giá tiêu tăng cao trong khi sản lượng xuất khẩu giảm cho thấy nguồn cung năm 2025 đang thấp hơn nhiều so với năm trước.
Tại Đắk Nông – vùng trồng tiêu lớn nhất cả nước, dù thu hoạch đang diễn ra mạnh mẽ nhưng nông dân vẫn giữ hàng, chưa vội bán ra, dẫn đến nguồn cung ra thị trường bị hạn chế. Ở Đắk Lắk, địa phương có sản lượng đứng thứ hai, vụ thu hoạch dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng 2–3 tuần tới, khiến thị trường lo ngại về áp lực cung trong ngắn hạn.
Khảo sát của Ptexim cho thấy, Đắk Nông đã hoàn tất khoảng 70% diện tích thu hoạch. Lâm Đồng thu hoạch được 60%, Đắk Lắk khoảng 40%, trong khi Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đạt mức khoảng 50%.
Dù nhiều nơi đã thu hoạch hơn một nửa diện tích, nhưng nông dân vẫn tiếp tục găm hàng do kỳ vọng giá tiêu còn tăng. Điều này khiến lượng tiêu được các doanh nghiệp và thương lái trữ lại ít hơn, từ đó hạn chế khả năng thao túng giá như những năm trước. Về dài hạn, thị trường tiêu vẫn được đánh giá tích cực nhờ nhu cầu tiêu thụ cao và kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm đẩy mạnh nhập khẩu trở lại.
Trong ngắn hạn, giá tiêu trong nước có thể giảm nhẹ do vào chính vụ thu hoạch, nguồn cung tăng tạm thời. Tuy nhiên, giá tiêu quốc tế được dự đoán vẫn duy trì xu hướng đi lên bởi nguồn cung toàn cầu chưa cải thiện rõ rệt và nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường vẫn lớn.
Giá tiêu hôm nay 26/3 tại thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 26/3 (theo giờ địa phương) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia ổn định so với ngày hôm qua ở mức 7,241 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng Muntok không thay đổi với ngày hôm qua ở mức 10,069 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil không thay đổi so với hôm qua ở mức 7,000 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 9,900 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng đi ngang so với hôm qua đạt 12,400 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam đi ngang so với ngày hôm qua. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 7,100 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 7,300 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam không thay đổi so với hôm qua đạt 10,100 USD/tấn.
Theo báo cáo mới nhất từ Ptexim, tuần từ 16 đến 23/3 ghi nhận nhu cầu cải thiện tại các khu vực như EU, Mỹ và một số nước châu Á. Ngược lại, thị trường Trung Quốc vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
Dự kiến trong tháng 3, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 16,000–18,000 tấn tiêu, đưa tổng khối lượng xuất khẩu trong quý I/2025 lên khoảng 43,000 đến 45,000 tấn – mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Một phần nguyên nhân là do vụ thu hoạch năm nay bắt đầu muộn, cộng thêm việc nông dân không muốn bán ra ở thời điểm hiện tại.
Trước tình trạng khan hàng trong nước, nhiều doanh nghiệp chế biến đã tăng cường nhập khẩu tiêu từ các quốc gia khác. Theo dữ liệu từ Comexstat, Brazil đã xuất khẩu 12,200 tấn tiêu trong 2 tháng đầu năm, đạt kim ngạch 76,37 triệu USD, tăng nhẹ về lượng nhưng kim ngạch lại tăng tới 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Brazil, với 4,203 tấn trị giá 25,9 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, tăng 52,7% về lượng và gần gấp ba lần về giá trị. Thị phần của Việt Nam trong xuất khẩu tiêu của Brazil cũng tăng mạnh, từ 23,1% lên 34,4%.