Giấc ngủ chập chờn của những thân nhân F0 bên ngoài khu điều trị

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm tiền, những người nhà bệnh nhân Covid-19 không dám thuê nhà nghỉ, khách sạn mà dựng lều tạm ngủ vật vã ngay bên lề đường. Vì cơm áo, gạo tiền, họ đành phải chấp nhận những giấc ngủ thiếu thốn, chập chờn.

Điểm chờ tin từ F0 nặng

Gần nửa đêm, vẫn còn một nhóm người ngồi xổm bên lề đường, ngay trước cổng Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An), để trò chuyện. Tất cả họ đều là những người nhà của các F0 đang điều trị ở trong Trung tâm Bệnh nhiệt đới. “Mới chợp mắt được 5 phút thì xe cấp cứu chạy qua, hú còi inh ỏi. Thế là không ngủ được nữa”, ông Nguyễn Đàn (68 tuổi), ở huyện Nam Đàn nói. Ánh đèn đường chiếu xuống hiu hắt, nhưng cũng đủ để thấy rõ những dáng người nằm co quắp trong những chiếc màn dựng tạm bên lề đường.

Giấc ngủ bị đánh thức bởi tiếng còi xe cấp cứu liên tục ra vào. Ảnh: Tiến Hùng
Giấc ngủ bị đánh thức bởi tiếng còi xe cấp cứu liên tục ra vào. Ảnh: Tiến Hùng

“Họ nằm vậy thôi chứ chưa ai ngủ đâu. Ở đây ngủ yên sao được”, ông Đàn nói thêm. Trung tâm Bệnh nhiệt đới là tuyến cuối cùng điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Nghệ An. Ở đây đang điều trị khoảng 300 F0, hầu hết là những ca có bệnh nền, triệu chứng nặng và nguy kịch, phải thở máy. Cứ khoảng 10 phút, một chiếc xe cấp cứu lại chạy ngang qua cổng, chúng làm đứt đoạn giấc ngủ nhọc nhằn của những người nhà bệnh nhân, đang nằm vật vã bên ngoài.

Vợ ông Đàn bị nhiễm Covid-19 từ gần 10 ngày trước. Do có nhiều bệnh nền, bà dần trở nặng rồi đưa lên Trung tâm Bệnh nhiệt đới điều trị. Con cái đều đi làm ăn xa, ông Đàn đành phải gửi hàng xóm trông nhà hộ để lên thành phố chăm nom bà. Gọi là chăm nom người bệnh nhưng thật ra, do quy định, từ khi vợ ông được chuyển tới đây, hai vợ chồng chưa một lần được gặp nhau. Dù vậy, ngày nào ông Đàn cũng túc trực ngay bên ngoài cổng. Mỗi buổi sáng, ông thường gói một vài đồ thiết yếu và sữa rồi đặt trước cổng, nhờ các nhân viên y tế chuyển vào cho bà.

Bên trong những căn lều dựng tạm. Ảnh: Tiến Hùng
Bên trong những căn lều dựng tạm. Ảnh: Tiến Hùng

Ông Đàn nói rằng, ở TP. Vinh vợ chồng ông chẳng quen biết ai. Sợ tiếc tiền, ông cũng chẳng dám ngủ ở nhà nghỉ, chứ chưa nói đến khách sạn. Đêm đầu tiên, do chưa biết, ông Đàn đành phải ngồi co ro trên chiếc ghế đá cả đêm. Đêm đó, ông Đàn chẳng thể chợp mặt nổi một phút, phần vì lo cho vợ, phần vì không có chỗ đặt lưng và bị muỗi đốt. Ngày hôm sau, ông học theo những người khác, đi thuê một chiếc giường xếp, mua màn rồi ra ngoài lề đường ngủ. “Cũng may là tôi không phải mua bạt. Vì có người vừa về, họ nhường chỗ cho. Còn không cũng mất hơn 100.000 đồng mua tấm bạt mỏng này”, ông Đàn nói.

Câu chuyện của chúng tôi với những người này thường bị gián đoạn bởi những tiếng của nhân viên y tế gọi người nhà. “Cứ mỗi lần ai bị nhắc tên là giật mình. Cứ sợ người nhà mình có biến”, ông Đàn nói thêm.

Có những ngày, hàng trăm người vật vã ngủ dọc lề đường trước cổng Trung tâm bệnh nhiệt đới. Ảnh: Tiến Hùng
Có những ngày, hàng trăm người vật vã ngủ dọc lề đường trước cổng Trung tâm bệnh nhiệt đới. Ảnh: Tiến Hùng

Nhọc nhằn giấc ngủ đêm

Cả một lề đường kéo dài hơn 100 mét đoạn trước cổng Trung tâm Bệnh nhiệt đới đều phủ kín bởi những tấm bạt như thế. Nhờ vào dãy bờ rào cao hơn 3 mét cạnh đó che chắn, người nhà bệnh nhân trải tấm bạt làm thành những căn lều tạm. “Chiếc giường xếp này thuê của bệnh viện mất 100.000 đồng, ngủ mấy ngày cũng cái giá đấy. Còn màn thì mua mất 150.000 đồng, chăn gối thì mang từ nhà đi”, bà Trần Thị Long (58 tuổi), huyện Anh Sơn nói. Bà Long cũng đã tá túc trong căn lều này được hơn 5 ngày để chăm chồng đang là F0.

Hàng ngày, họ ăn những suất cơm rẻ tiền ngay bên hông bệnh viện. Ai có nhu cầu tắm giặt, phải mất thêm 10.000 đồng cho quán ăn, bà Long tâm sự.

Giường xếp được thuê từ bệnh viện. Ngủ ở đây, họ sẽ tiết kiệm được khoảng 200.000 đồng tiền thuê nhà nghỉ mỗi ngày. Ảnh: Tiến Hùng
Giường xếp được thuê từ bệnh viện. Ngủ ở đây, họ sẽ tiết kiệm được khoảng 200.000 đồng tiền thuê nhà nghỉ mỗi ngày. Ảnh: Tiến Hùng

Ngày cao điểm, nhiều đêm có tới gần 200 người chen chúc ngủ bên lề đường ở đây để chờ tin từ F0. Đó là chưa kể hàng chục người mới đến đêm đầu tiên, ngồi vật vã trong khuôn viên chỉ để chờ cho hết đêm. “Đêm qua mưa lớn, gió thổi bay cả bạt. Ai cũng ướt hết, thậm chí ướt cả đồ dùng. Chúng tôi chẳng biết làm gì cả, đành phải ngồi vậy chờ cho áo quần khô”, chị Nguyễn Thị Nhật (40 tuổi) ở xã Bắc Thành, huyện Yên Thành kể.

Khuôn mặt dù đã đeo khẩu trang y tế nhưng vẫn không thể che hết được sự khắc khổ của người phụ nữ này. Với đôi mắt đã thâm quầng sau nhiều đêm mất ngủ, chị Nhật nói rằng, đến hôm nay đã là ngày thứ 18 chị bám trụ ở đây. Mẹ chị Nhật đã hơn 70 tuổi, lại có nhiều bệnh nền, nên sau khi phát hiện nhiễm Covid-19, liền được đưa vào Bệnh viện Dã chiến số 8, ngay sau đó, do trở nặng, bà được chuyển tới đây. “Hầu hết trong nhà ai cũng nhiễm hết rồi nên không ai vào thay được. Một mình tôi ở lại chăm bà. Trước đó, tôi cũng nhiễm nhưng khỏi rồi”, chị Nhật kể. Là công nhân của một nhà máy may ở huyện Yên Thành, nhưng do phải nghỉ quá nhiều ngày để chăm mẹ, chị Nhật còn một nỗi lo khác đó là mất việc.

Đây đã là ngày thứ 18, chị Nhật phải sống trong cảnh này. Ảnh: Tiến Hùng
Đây đã là ngày thứ 18, chị Nhật phải sống trong cảnh này. Ảnh: Tiến Hùng

“Lúc này cấp trên gọi điện, nếu mai không đi làm thì đuổi. Tôi chẳng biết nói sao, chẳng lẽ để mẹ ở lại đây một mình”, chị Nhật nói, đôi mắt rơm rớm nước mắt. Theo chị Nhật, những ngày ngủ trong lán tạm này, ám ảnh nhất với họ vẫn là khi chứng kiến những trường hợp bệnh nhân Covid-19 không qua khỏi, được xe cấp cứu chuyển ra. “Nhiều người mất lắm. Có ngày cả gần chục trường hợp. Mỗi lần xe chạy qua, ai ai cũng lặng thinh. Nỗi lo lắng cho người thân đang chống chọi với Covid-19 bên trong đó lại tăng thêm”, chị Nhật nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi phòng nghỉ ở gần bệnh viện, rẻ nhất cũng có giá 200.000 đồng. Tuy nhiên, với một số người, cũng không hẳn tiếc tiền mà chấp nhận dãi gió, dầm sương. “Thật ra, cứ ở ngay trước cổng như thế này cho nó yên tâm. Dù cũng chẳng giúp ích được gì nhưng đi ngủ khách sạn cũng không yên tâm”, anh Trần Trọng Tiến quê ở huyện Diễn Châu nói.

Từ đầu mùa dịch đến nay, Nghệ An đã ghi nhận hơn 333.000 ca mắc Covid-19. Trong đó, gần 90.000 ca vẫn đang trong quá trình điều trị. Những F0 nặng sẽ được chuyển đến điều trị ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới. Hiện nay, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 150 trường hợp tử vong do Covid-19. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, từ đầu năm đến nay, hầu như ngày nào cũng ghi nhận ca tử vong.

Từ một tỉnh có số ca nhiễm ít, nhưng từ dịp Tết Nguyên đán tới nay, ở Nghệ An dịch bệnh bùng phát mạnh, với hàng chục nghìn F0 được phát hiện mỗi ngày. Hiện nay, Nghệ An là địa phương có số ca nhiễm chỉ đứng sau Hà Nội, TP. HCM và Bình Dương. Tuy nhiên, với số ca nhiễm trong ngày vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, dự báo trong thời gian ngắn tới đây, tổng số ca nhiễm ở Nghệ An sẽ vượt TP. HCM và Bình Dương.

tin mới

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.