Sức khỏe

Giải pháp ‘vàng’ từ y học cổ truyền, đẩy lùi chứng tiểu đêm

Đinh Nguyệt - San Hoa 16/04/2025 11:37

Tiểu đêm là bệnh lý khá phổ biến, thường liên quan đến rối loạn chức năng sinh lý hoặc bệnh lý tiềm ẩn; đặc biệt gia tăng ở người trên 50 tuổi. Không chỉ gây mất ngủ, tiểu đêm còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân gây tiểu đêm

Ở người khỏe mạnh, giấc ngủ thường kéo dài 6 - 8 tiếng mà không bị gián đoạn để đi tiểu. Tuy nhiên, người mắc chứng tiểu đêm thường phải thức dậy nhiều lần, gây gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Từ tuổi trung niên, chức năng thận bắt đầu suy giảm, làm giảm khả năng tái hấp thu nước tiểu. Thống kê cho thấy khoảng 50% người trung niên và tới 90% người cao tuổi mắc chứng tiểu đêm, với tỷ lệ ngày càng gia tăng.

Tình trạng này kéo dài dễ gây mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như sinh hoạt hằng ngày. Nếu do bệnh lý và không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

screenshot_1744772822.jpeg
Tiểu đêm là bệnh lý khá phổ biến, thường liên quan đến rối loạn chức năng sinh lý hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Ảnh: Internet

Có nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm, trong đó có thể phân ra thành 2 nhóm cụ thể như sau:

- Nguyên nhân tiểu đêm bệnh lý: Thay đổi sinh lý do tuổi tác, phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh lý về thần kinh, rối loạn giấc ngủ, suy tim, tiểu đường tuýp 2.

- Nguyên nhân tiểu đêm không do bệnh lý: Sự bất ổn về tâm lý, phụ nữ mang thai, tuổi tác cao, chế độ ăn uống. Theo y học cổ truyền, tiểu đêm phần nhiều do thận (không giữ được nước tiểu ban đêm), khí huyết hư yếu (gây tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát), tâm tỳ (khiến giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh vì kích thích bàng quang). Phế khí (không điều hòa được thủy đạo)"; yêu cầu mạch lạc, hợp lý

Tiểu đêm thường xuyên: Đừng xem nhẹ

Tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh phải thức giấc liên tục, làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn, không sâu. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: cơ thể mệt mỏi, hệ thần kinh suy nhược, khả năng tập trung giảm sút, kéo theo hiệu suất lao động và sinh hoạt ban ngày bị suy giảm.

Đối với người cao tuổi – nhóm đối tượng có xương khớp suy yếu, thị lực kém, và thường trong trạng thái lơ mơ sau khi tỉnh giấc – việc di chuyển trong bóng tối tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nguy hiểm hơn, tiểu đêm được ví như “kẻ giết người thầm lặng” ở người cao tuổi, khi có thể làm tăng gấp ba lần nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và thậm chí là tử vong.

 Bác sĩ thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An y thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Ảnh: San Hoa

Phương pháp y học cổ truyền chấm dứt nỗi lo tiểu đêm

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, phương pháp điều trị tiểu đêm bằng y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu - phục hồi chức năng đang cho thấy hiệu quả tích cực, an toàn và bền vững. Phương pháp này không chỉ giúp giảm số lần đi tiểu trong đêm mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tinh thần sảng khoái và tăng cường sức khỏe tổng thể. Cụ thể, các kỹ thuật điều trị bao gồm:

Châm cứu, thủy châm: Giúp điều hòa hoạt động của tạng phủ và kinh lạc.

Xoa bóp, bấm huyệt: Thúc đẩy thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Dùng thuốc y học cổ truyền: Có tác dụng bổ thận, kiện tỳ, cố sáp, giúp giảm tiểu đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ để duy trì hiệu quả điều trị lâu dài.

Dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh lý tiểu đêm
Dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh lý tiểu đêm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An. Ảnh: San Hoa

Trường hợp bệnh nhân Võ Tùng Lân (60 tuổi, trú tại phường Trường Thi, TP. Vinh) là một ví dụ điển hình. Ông nhập viện trong tình trạng yếu nửa người bên phải, kèm theo tiểu đêm 6–7 lần mỗi đêm khiến ông mất ngủ kéo dài, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Sau 5 buổi châm cứu kết hợp uống thuốc y học cổ truyền, số lần tiểu đêm giảm còn 3–4 lần; Sau 10 buổi, chỉ còn 2–3 lần/đêm. Đến khi kết thúc quá trình điều trị, ông chỉ còn đi tiểu 1–2 lần mỗi đêm – mức được xem là bình thường ở người trên 50 tuổi. Đặc biệt, có những đêm ông ngủ một mạch đến sáng, không phải thức dậy để đi tiểu, tinh thần phấn chấn hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt.

Ghi nhận tại khoa Nội 7 – Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, mỗi năm tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhân đến điều trị bệnh lý tiểu đêm và tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 90%.

 Bệnh nhân đang được bác sĩ điều trị bằng phương pháp châm cứu
Bệnh nhân đang được bác sĩ điều trị bằng phương pháp châm cứu. Ảnh: San Hoa

Tiểu đêm, nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây ra biến chứng như mất ngủ mãn tính, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng tiểu đêm kéo dài, người bệnh không nên chần chừ hay chịu đựng mà cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thận – tiết niệu, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả, người bệnh cần: Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, tránh sử dụng thực phẩm có tính lợi tiểu hoặc các món ăn cay, nóng; Duy trì vận động thể chất thường xuyên, tập luyện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu nhằm cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và giảm triệu chứng tiểu đêm, tiểu rắt./.

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Giải pháp ‘vàng’ từ y học cổ truyền, đẩy lùi chứng tiểu đêm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO