Giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước nếu hợp nhất, sáp nhập

Theo Ngọc Thành (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Theo các phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra thì có thể giảm tối thiểu từ 46 đến 88 Sở, chưa bao gồm các sở không đủ tiêu chí thành lập, cần sắp xếp lại.

Đây là nội dung được thể hiện trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có thể giảm hàng chục sở nếu hợp nhất, sáp nhập.
Theo dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có thể giảm hàng chục sở nếu hợp nhất, sáp nhập.
Chỉ tổ chức thống nhất 4 Sở

Bộ Nội vụ cho biết, các Sở được tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Sở Tư pháp, Sở TN-MT, Sở LĐ-TB-XH và Sở Y tế.

Các Sở: KH-ĐT, Tài chính, GTVT, Xây dựng, NN-PTNT, Công Thương, KH&CN, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Sở VH-TT&DL (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao) do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định việc giữ ổn định hoặc hợp nhất.

Các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất gồm Sở Nội vụ (thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức); Thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra); Văn phòng UBND (thí điểm hợp nhất với Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND cấp tỉnh).

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương, gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc thuộc UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập, kể cả khi đáp ứng đủ tiêu chí thành lập.

Cơ sở của việc hợp nhất

Theo Bộ Nội vụ, việc quy định 4 Sở được tổ chức thống nhất là nhằm đảm bảo tính kế thừa, ổn định đối với các sở đã được sắp xếp, tổ chức theo mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và các sở chuyên ngành chuyên sâu được quy định và đang thực hiện tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP.

Còn việc hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính vì chức năng, nhiệm vụ của 2 sở có mối quan hệ liên thông với nhau, việc hợp nhất giúp tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này hiệu quả hơn, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển KT-XH địa phương gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách. Trường hợp hợp nhất thì tên gọi là Sở Tài chính - Kế hoạch.

Sở GTVT hợp nhất với Sở Xây dựng vì việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông. Trường hợp hợp nhất thì tên gọi là Sở Giao thông vận tải – Xây dựng.

Sở TT&TT hợp nhất với Sở VH-TT& DL (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao) vì qua thực tiễn cho thấy, tại một số tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì yêu cầu quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành... không lớn nên không cần thiết duy trì một Sở tham mưu chuyên trách. Nếu hợp nhất thì tên gọi là Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao.

Trường hợp hợp nhất Sở KH-CN với Sở GT-ĐT là do lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan mật thiết với việc nghiên cứu và ứng dụng. Tên gọi sẽ là Sở Giáo dục và Khoa học, Công nghệ.

Trong khi đó, cơ sở đề xuất sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch và Sở Quy hoạch - Kiến trúc là để tiếp tục đẩy mạnh trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc sắp xếp, thu gọn đầu mối tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Đối với TP Hà Nội và TPHCM, trường hợp không thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì sáp nhập sở này vào Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng).

Bộ Nội vụ cũng cho biết, thực hiện chủ trương thí điểm hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh những nơi có đủ điều kiện theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, dự thảo Nghị định giao cho địa phương quyết định việc giữ ổn định hoặc thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy (Thành ủy), Thanh tra tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (Thành ủy) bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Có thể giảm tối thiểu từ 46 sở

Căn cứ vào phân nhóm sở và thẩm quyền quyết định thành lập sở, thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, dự thảo thiết kế nhiều phương án. Theo phương án 1 là không quá 20 sở với Hà Nội và TPHCM, không quá 19 sở với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, không quá 18 sở với loại II và không quá 17 với loại III, thì giảm tối thiểu 46 sở (chưa bao gồm các sở không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập, cần phải sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định này). Khi đó, có 22 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở, 12 tỉnh cần giảm tối thiểu 2 sở.

Phương án 2 là không quá 20 sở đối với Hà Nội và TPHCM, không quá 18 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, không quá 17 sở đối với loại II và loại III thì giảm tối thiểu 88 sở. Như vậy, sẽ có 24 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở; 23 tỉnh, thành cần giảm tối thiểu 2 sở và 6 tỉnh cần giảm tối thiểu 3 sở.

Trong các phương án nêu trên, để bảo đảm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1.

Một trong những tiêu chí thành lập chi cục thuộc sở là khối lượng công việc yêu cầu được bố trí tối thiểu từ 12 biên chế công chức trở lên. Còn thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở thì khối lượng công việc yêu cầu được bố trí tối thiểu từ 7 biên chế công chức trở lên đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, tối thiểu từ 6 biên chế với cấp tỉnh loại I, tối thiểu từ 5 biên chế với loại II và loại III.

tin mới

Đại biểu chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An kiến nghị hạ độ tuổi người điều khiển xe máy, xe gắn máy

Đại biểu chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An kiến nghị hạ độ tuổi người điều khiển xe máy, xe gắn máy

(Baonghean.vn) - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung kiến nghị hạ độ tuổi của người điều khiển xe máy, xe gắn máy theo hướng quy định “Người đủ 15 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy” khi góp ý vào các dự thảo luật.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/3

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An họp phiên thường kỳ tháng 3/2024; Nghệ An có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao… là những thông tin nổi bật ngày 27/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...