Gian nan Hiệp định thương mại tự do Mỹ - EU

(Baonghean) - Trong tuyên bố mới đây, Bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel khẳng định, cuộc đàm phán thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - gọi tắt là TTIP đã thất bại do không đạt được thỏa thuận tại các lĩnh vực chính trong cuộc đàm phán kéo dài.

Dù không phải là tuyên bố chính thức, nhưng phát biểu của một quan chức kinh tế của quốc gia hàng đầu châu Âu đang khiến người ta nghi ngờ rằng, khả năng đạt được một thỏa thuận sơ bộ vào cuối năm nay sẽ khó khả thi.

Bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel khẳng định, cuộc đàm phán thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - gọi tắt là TTIP đã thất bại Ảnh: Politico.eu.
Bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel khẳng định, cuộc đàm phán thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - gọi tắt là TTIP đã thất bại Ảnh: Politico.eu.

Kỳ vọng lớn - lo ngại nhiều

Hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) là ý tưởng được Mỹ và Liên minh châu Âu kỳ vọng sẽ trở thành thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, bao trùm hàng loạt lĩnh vực như kinh tế, thương mại, dịch vụ….  TTIP bao gồm 3 vấn đề lớn gồm: tiếp cận thị trường đối với doanh nghiệp châu Âu và Mỹ, hợp tác về vấn đề luật pháp và những quy định của thế giới về thương mại, đặc biệt về phát triển bền vững và chính sách cạnh tranh. Nếu đạt được, hiệp định này sẽ tạo ra thị trường khổng lồ với hơn 850 triệu người tiêu dùng Mỹ và châu Âu, chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu. Không chỉ vậy, hiệp định này nếu đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu lên tới khoảng 1.000 tỷ USD/năm và tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm.

Được khởi động từ tháng 7/2013, TIIP là mục tiêu lớn của cả giới lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu. Với Mỹ, đây được kỳ vọng sẽ là cú hích lớn cho nền kinh tế số 1 đang cần đi vào quỹ đạo phát triển. Còn Liên minh châu Âu cũng không nằm ngoài mục đích vực dậy sự tăng trưởng chậm chạp và nhiều lúc thụt lùi của cả khối. Thế nhưng chỉ sau hơn 1 năm đàm phán, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Các chuyên gia châu Âu bắt đầu lo ngại cơ chế của hiệp định TTIP sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường của khu vực…

Những lo lắng này lan dần đến người dân và cả giới lãnh đạo châu Âu, khiến cho quá trình đàm phán sau đó đã bị trì hoãn. Trong đó, ý kiến nổi bật nhất là phía châu Âu cho rằng, một số điều khoản do phía Mỹ đưa ra có thể sẽ khiến EU phụ thuộc vào Mỹ quá nhiều.

Dù đã được nối lại, đến nay trải qua 14 vòng đàm phán nhưng TTIP thậm chí còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ nhiều hơn trước, nhất là ở Đức - quốc gia đầu tàu châu Âu. Người dân Đức lo ngại rằng, TTIP có thể làm tổn hại môi trường cũng như gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Với họ, TTIP còn có thể hạ thấp mức tiêu chuẩn về sản phẩm, bảo hộ người tiêu dùng cũng như thị trường lao động và sẽ khiến họ mất việc làm.

Người biểu tình phản đối Hiệp định TTIP ở Đức hồi tháng 4/2016. Ảnh: Getty.
Người biểu tình phản đối Hiệp định TTIP ở Đức hồi tháng 4/2016. Ảnh: Getty.

Không đơn thuần là kinh tế

Thế nhưng, bất chấp sự phản đối của dư luận, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, nước này sẽ nỗ lực hết sức để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) ngay trong năm 2016 này. Lý giải cho quyết tâm này của bà Merkel, giới phân tích cho rằng, Đức không muốn sau thất bại Brexit, châu Âu sẽ lại phải “muối mặt” với một TTIP dang dở.

Đồng thời, năm 2017 sẽ là một năm bận rộn với Đức cùng cuộc bầu cử Quốc hội quan trọng, chắc chắn thời gian sẽ không có nhiều để bàn về TTIP. Hơn nữa, đối tác của Liên minh châu Âu là Mỹ sẽ có một nhà lãnh đạo mới vào cuối năm nay. Vì vậy không ai dám chắc rằng, TTIP sẽ được hai bên tiếp tục bàn thảo.

Trong khi đó về phía Mỹ, mục tiêu đạt được Hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương - TTIP trong năm nay cũng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế. TTIP có thể nói là một trong những nỗ lực đạt được các di sản cuối cùng của Tổng thống Barack Obama trước khi rời nhiệm sở. Đây cũng là lý do mà tháng 4 vừa qua, ông Obama đã quyết định dành 4 ngày để ghé thăm các đồng minh thân cận châu Âu, đặc biệt là Đức.

Chính bản thân ông Obama trong bài phát biểu với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Hannover, Đức đã nói rằng: “Thời gian đang không ủng hộ chúng ta. Nếu chúng ta không hoàn tất tiến trình đàm phán TTIP trong năm nay, những cuộc chuyển giao chính trị ở Mỹ và châu Âu sắp tới sẽ khiến thoả thuận này sẽ tiếp tục bị trì hoãn”.

Tương lai mịt mờ

Nhưng muốn là một chuyện, còn khả thi hay không lại là chuyện khác. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của Quỹ Bertelsmann có trụ sở tại Đức hồi tháng 4 ngay khi ông Obama có chuyến công du châu Âu, chỉ có 17% người dân Đức ủng hộ TTIP, giảm mạnh so với con số 55% cách đây 2 năm. Ở Mỹ cũng là con số đáng thất vọng khi chỉ 18% người dân tin TTIP là một thoả thuận tốt so với 53% hồi năm 2014. Trong khi đó, tờ Tấm gương của Đức mới đây còn dẫn nhận định của ông Bernd Lange, trưởng đoàn đàm phán TTIP thuộc Nghị viện châu Âu (EP) rằng, TTIP sẽ khó đạt được trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Không phải ngẫu nhiên mà tuyên bố này được đưa ra. Bởi nhìn vào những kết quả qua 14 vòng đàm phán thời gian qua, Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn chưa thoát khỏi bế tắc do những bất đồng gay gắt giữa hai bên. Ngay như kết quả vòng 14 gần nhất, Trưởng đoàn đàm phán EU Ignacio Garcia Bercero cho hay, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong hầu hết các lĩnh vực của cả 30 chương của TTIP.

Cho tới nay, hai bên mới chỉ đạt được thống nhất về vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như vấn đề thuế quan. Nhưng hai bên vẫn chưa thể nhất trí về các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp hay ngành công nghiệp ôtô. Ngoài ra, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ hay quyền của người lao động vẫn không được Mỹ thúc đẩy trong đàm phán.

Có thể nói, danh sách những bất đồng giữa Mỹ và EU vẫn còn rất dài và dường như chưa thể sớm có hồi kết. Nhiều ý kiến còn cho rằng, TTIP thậm chí đã “chết” về mặt chính trị và những nỗ lực của giới lãnh đạo hai bên sẽ chỉ là vô nghĩa. Vẫn biết một hiệp định lớn khổng lồ như TTIP cần rất nhiều thời gian để đàm phán và đi đến thống nhất. Nhưng những khó khăn chồng chất hiện nay cho thấy, hiệp định TTIP sẽ rất khó đạt được ngay trong năm 2016 như nhiều người kỳ vọng.

Phương Hoa

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.