"Giáo chủ" tà đạo Hoàng Thiên Long giàu lên từ đâu?

(Baonghean.vn) - Rất nhiều người đặt ra câu hỏi Nguyễn Thị Điền, "Giáo chủ" tà đạo Hoàng Thiên Long, vốn xuất thân là người ít học, từng làm ruộng, kinh doanh ăn uống, vật liệu xây dựng rồi mắc nợ không ít đã trở thành người giàu có nhất vùng Ứng Hòa, TP Hà Nội như thế nào?
Câu trả lời là: Từ những người dân nghèo, trong đó, phần lớn là những người thân mang tật bệnh mù quáng đã tin theo những lời điêu trá của thị Điền và đệ tử. Để mong được "linh", được "thầy"  phù hộ, người dân chấp nhận ăn sáng bằng vắt cơm, chiếc bánh mỳ khô hoặc gói mỳ tôm, dành tiền bỏ phong bì dâng lễ tạ, "góp phần đóng góp đạo ta"...  "Linh" ở đâu chẳng thấy. Nhưng ai cũng thấy những ngôi nhà xây cất to lớn, đẹp đẽ trị giá nhiều nhiều tỷ đồng của Nguyễn Thị Điền.
Dưới đây là hình ảnh các dinh cơ của Nguyễn Thị Điền và những người Nghệ An đi tạ lễ mà chúng tôi ghi lại trong hành trình đi tìm sự thật về tà đạo Hoàng Thiên Long.
Điện Hoàng Thiên Long tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang.
Điện Hoàng Thiên Long tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang.
Đại Sơn Lâm tại thôn Bãi Rồng, xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Đại Sơn Lâm tại thôn Bãi Rồng, xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Những người Nghệ An đi lễ, mỗi người ít nhất cũng bỏ phong bì 50.000 đồng.
Những người Nghệ An đi lễ, mỗi người ít nhất cũng bỏ phong bì 50.000 đồng.
Và họ kiên nhẫn xếp thành hàng chờ đến lượt để vào lễ tạ.
Và họ kiên nhẫn xếp thành hàng chờ đến lượt để vào lễ tạ.
Mọi người đi thành hàng một, phải chắp tay trước ngực, tuyệt đối im lặng và không được có những hành động gì khác lạ, nếu không sẽ có người trách mắng.
Mọi người đi thành hàng một, phải chắp tay trước ngực, tuyệt đối im lặng và không được có những hành động gì khác lạ, nếu không sẽ có người trách mắng.
Thời gian lễ tạ, cầu
Thời gian lễ tạ, cầu "linh" tại điện Đại Phúc Phúc của mỗi người được chừng 5 phút.
Đoàn Nghệ An
Đoàn Nghệ An "may mắn" khi được nghe bà Điền nói chuyện 10 phút.
Sau đó, tất cả được nhắc ra nhà thờ kế bên điện Đại Phúc Phúc tạ và bỏ lễ lần hai bằng tiền mặt.
Sau đó, tất cả được nhắc ra nhà thờ kế bên điện Đại Phúc Phúc tạ và bỏ lễ lần hai bằng tiền mặt.

                                                                                     Nhật Lân - Việt Long

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.