Giáo dân Nghi Phú hiến đất làm đường

(Baonghean) - Chỉ mới cách đây một năm, nhiều đường làng ngõ xóm ở xã Nghi Phú (TP. Vinh) vẫn còn cảnh bùn lầy, chật chội. Thế mà mới sau một thời gian ngắn phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, bộ mặt của xã đã có bước đổi thay đáng kể. Đóng góp vào thành công chung đó có vai trò quan trọng của nhiều giáo dân, những người sẵn sàng hiến đất mở đường.

Nhớ về xóm 5, xã Nghi phú, những người sống lâu năm ở đây ai cũng lắc đầu bởi đây là nơi ngập lụt, lầy lội nhất của xã. Thế nên, bao năm qua, điều mà người dân mong muốn nhất là có một con đường phong quang, sạch đẹp. Gặp chúng tôi, anh Nguyễn Văn Nam, xóm trưởng cho biết: Nhiều lần người dân nơi đây kiến nghị xã "cho" dân một con đường nhưng đành bất lực. Thiếu vốn là một lẽ nhưng khó hơn là đường ở đây quá hẹp. Chẳng ai muốn "bê tông hoá" con đường mà bề ngang chỉ rộng hơn 1 mét.

Sau hơn 4 năm kiến nghị, niềm vui của nhân dân xóm 5 đã dần trở thành hiện thực khi ngay trong đợt đầu tiên triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Nghi Phú quyết định trích kinh phí hơn 400 triệu đồng để xóm thực hiện bê tông hoá. Có tiền, nỗi lo lắng đầu tiên đã được giải quyết nhưng điều mà ban cán sự xóm lo hơn là làm sao vận động được người dân hiến đất để mở rộng đường, bởi con đường có tổng chiều dài 186m nhưng trên thực tế chỉ có 4 gia đình sinh sống. Nếu muốn mở đường mỗi gia đình phải hiến hàng chục mét vuông, thời buổi "tấc đất tấc vàng" thật chẳng đơn giản.

“Thế mà chúng tôi chỉ mất chưa đến 2 tuần để vận động bà con”, anh Nam nhớ lại. Đi đầu trong số đó là gia đình anh Nguyễn Văn Ánh. Là một gia đình giáo dân đông con, sống ở đây đã lâu nên anh rất thấm thía cảnh những ngày mưa lụt. Anh vẫn còn nhớ, những hôm mưa to quá, nước tràn vào nhà, muốn chở con đi học cũng không được. Khổ hơn là mang tiếng nông  nghiệp nhưng chẳng năm nào làm được vườn rau tử tế để ăn do cứ mưa một trận là vườn ngập đến nửa mét. Sống cảnh khổ đã lâu, biết xã có chủ trương làm đường, không chần chừ, gia đình anh quyết định hiến gần 40m2 đất để xóm mở rộng đường. Sau đó, anh cùng với ban cán sự xóm đi vận động các hộ khác. Kề bên cạnh gia đình anh Nam là gia đình vợ liệt sỹ Nguyễn Thị Lương. Dù nhà, đông con, chồng lại hy sinh sớm nhưng mọi phong trào của xã, xóm bà hưởng ứng rất nhiệt tình.

Bà Lương cho biết: “Chúng tôi ở đây đã lâu, cũng gọi là dân  thành phố nhưng không thể "nở mày nở mặt được" vì đường không ra đường. Nay có cơ hội, mình phải hy sinh một ít để đời con, đời cháu được sung sướng”. Noi theo tấm gương của bà, hàng chục hộ có đất nông nghiệp ở bên kia đường cũng sẵn sàng hiến đất để làm đường. Nhờ có sự "đồng sức, đồng lòng" của nhân dân, sau gần 2 tuần xây dựng, đoạn đường bê tông dài gần hai trăm mét nối từ mũi đường Mai Lão Bạng đến đường liên xóm 10 Nghi Phú đã hoàn thành.

               Niềm vui trên con đường mới của người dân xóm 5, xã Nghi Phú.

Nói về công trình đặc biệt có ý nghĩa này, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch xã Nghi Phú hy vọng:  “Hiện chỉ tiêu đường giao thông nội xóm là một trong những tiêu chí khó hoàn thành của xã Nghi Phú. Tuy nhiên, nhờ sự đồng lòng của bà con giáo dân xóm 5, cùng với sự đóng góp gần một tỷ đồng của bà con xóm 15, 16, 20 và 22, chúng tôi rất tin tưởng vào chương trình xây dựng nông thôn mới mà xã đang thực hiện. Thành quả đó ngoài mang giá trị thực tiễn còn có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện tình đoàn kết của bà con lương – giáo trong toàn xã”.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.