Giáo dân Rú Đất làm giàu từ nghề dịch vụ lươn đồng

22/12/2017 16:08

(Baonghean.vn) - Từ nghề sơ chế lươn đồng mà nhiều bà con giáo xứ Rú Đất xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng làng quê trù phú.

Những ngày cận kề Noel, tại giáo xứ Rú Đất xã Long Thành, Yên Thành lại càng tấp nập. Người xe vào chở lươn đồng càng nhộn nhịp. Trong căn nhà 3 tầng khang trang của anh Khẩn, có hàng chục lao động đang vận chuyển lươn nhập từ các nơi vào kho. Ảnh: Lươn đồng từ khắp nơi được nhập về tại nhà anh Nguyễn Văn Khẩn ở giáo xứ Rú Đất. Ảnh: Văn Trường.
Giáo xứ Rú Đất hàng ngày người ,xe vào chở lươn đồng nhộn nhịp. Trong căn nhà 3 tầng khang trang của anh Nguyễn Văn Khẩn, có hàng chục lao động đang vận chuyển lươn nhập từ các nơi vào kho. Ảnh: Văn Trường.

Anh Khẩn cho biết: Lươn tươi sống khắp địa bàn huyện đều nhập về đây, mỗi ngày từ 3-4 tấn lươn, sau đó tôi “phân phối” cho các cơ sở sơ chế lươn của toàn giáo xứ Long Thành. Lươn được bóp rửa càng trước khi luộc để sơ chế. Ảnh: Văn Trường.
Anh Khẩn cho biết: Lươn tươi sống khắp địa bàn huyện đều nhập về đây, mỗi ngày từ 3-4 tấn lươn, sau đó được “phân phối” cho các cơ sở sơ chế lươn của toàn giáo xứ Long Thành. Lươn được làm sạch trước khi luộc để sơ chế. Ảnh: Văn Trường.
Tại căn nhà của bà HàmThị Khương giáo xứ Rú Đất (Bắc Sơn) có gần 10 lao động đang sơ chế lươn. Bà Hàm Thị Khương phấn khởi cho biết: Hàng ngày chúng tôi gom trên 300 kg lươn, sau đó sơ chế. Quy trình chế biến tuy đơn giản nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Ảnh: Văn Trường.
Tại căn nhà của bà HàmThị Khương giáo xứ Rú Đất (Bắc Sơn) có gần 10 lao động đang sơ chế lươn. Bà Khương cho biết: "Hàng ngày chúng tôi gom trên 300 kg lươn, sau đó sơ chế, đảm bảo an toàn vệ sinh và nhập cho các nhà hàng, khách sạn". Ảnh: Văn Trường.

Cụ thể là lươn đưa về được rửa nhớt bằng nước muối sạch, sau đó luộc bằng nước sôi rồi vớt ra dùng dao rọc lươn. Thịt lươn lại được rửa qua nước gừng, để khô ráo cho vào từng bao ni lông và bỏ vào tủ đông lạnh rồi đưa đi tiêu thụ khắp nơi.  Ảnh: Văn Trường.
Lươn được rửa nhớt bằng nước muối sạch, sau đó luộc rồi dùng dao rọc lươn. Thịt lươn lại được rửa qua nước gừng, để khô ráo cho vào từng bao ni lông và bỏ vào tủ đông lạnh đưa đi tiêu thụ khắp nơi. Ảnh: Văn Trường.
Lươn qua sơ chế sau đó được nhập cho các nhà hàng, quán ăn trên toàn tỉnh  Ảnh: Văn Trường.
Lươn qua sơ chế sau đó được nhập cho các nhà hàng, quán ăn trên toàn tỉnh Ảnh: Văn Trường.
Lươn qua sơ chế được đóng gói cẩn thận bỏ tủ đông lạnh sau đó được đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Văn Trường.
Lươn qua sơ chế được đóng gói cẩn thận bỏ tủ đông bảo quản. Ảnh: Văn Trường.
Toàn xã Long Thành có khoảng 20 cơ sở thu mua và sơ chế lươn, mỗi ngày xuất bán từ 4-5 tấn lươn đã qua sơ chế trong tỉnh và Hà Nội. Nghề này tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động nhàn rỗi toàn xã. Ảnh: Nhờ từ nghề sơ chế lươn giáo dân Phạm Văn Cảnh làm được căn nhà tầng trị giá gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Văn Trường.
Toàn xã Long Thành có khoảng 20 cơ sở thu mua và sơ chế lươn, mỗi ngày xuất bán từ 4-5 tấn lươn đã qua sơ chế cho thị trường tỉnh Nghệ An và Hà Nội. Nghề này tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động. Từ nghề sơ chế lươn, giáo dân Phạm Văn Cảnh làm được nhà tầng trị giá gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Văn Trường.

Văn Trường

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Giáo dân Rú Đất làm giàu từ nghề dịch vụ lươn đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO