Kinh nghiệm nuôi cá hồi vân nước lạnh

(Baonghean)- Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Nghệ An, thời gian qua, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ đã xây dựng thành công Dự án Xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn - một địa bàn vùng cao có nguồn nước lạnh khá ổn định quanh năm chảy ra từ các khe suối.Thành công của dự án này cũng đã được bình chọn là một trong 10 sáng kiến KH- CN tiêu biểu của Nghệ An trong năm 2011.


Mô hình được triển khai nuôi trong các bể composite hình trụ tròn, dòng nước lạnh được dẫn chảy về từ thác nước tự nhiên. Kích cỡ cá giống từ 200 - 230 g/con, mật độ thả nuôi ban đầu là 25 - 30 con/m3. Thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp do Viện Nghiên cứu NTTS 1 sản xuất hoặc thức ăn nhập ngoại.


Kinh nghiệm nuôi cá hồi vân nước lạnh ảnh 1

                           Bể nuôi cá hồi vân tại Na Ngoi - Kỳ Sơn


Sau 9 -10 tháng nuôi, cá đạt kích thước khoảng 0,85 - 1,2 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Qua 3 đợt nuôi thử nghiệm, mô hình đã thu được trên 4,3 tấn cá hồi vân thương phẩm. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được như sau: tỷ lệ sống trung bình 86,17%; năng suất 18,2 kg/m3 bể; hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1,6. Hiện tại giá cá hồi vân thương phẩm bán trên thị trường từ 170.000 - 190.000 đồng/kg. Kết quả hạch toán trực tiếp của mô hình cho thấy, từ mức đầu tư khoảng 500 triệu đồng, sau 9-10 tháng nuôi thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư đạt trên 20%. Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm đang tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với điều kiện Nghệ An, cùng với sự hoàn thiện của các công nghệ có liên quan như sản xuất giống, sản xuất thức ăn,... nhằm góp phần giảm giá thành sản xuất. Nghề nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Nghệ An hứa hẹn trở thành một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng khí hậu đặc thù tại miền Tây trong thời gian tới.

Từ kết quả mô hình, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:


- Lựa chọn địa điểm: Địa điểm nuôi cần chọn những vùng có mặt bằng rộng, giao thông tương đối thuận tiện, có nguồn nước trong sạch thường xuyên trong thời gian nuôi. Đặc biệt, nguồn nước phải có nhiệt độ thấp, không cao quá 230C và hàm lượng ô xy hòa tan cao (>5mg/l)


- Chọn giống và thả giống. Chọn cá giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, dị hình, màu sắc tươi sáng tự nhiên. Cá giống chọn có trọng lượng trung bình khoảng 200 - 250 g/con để cá lớn nhanh, đạt kích thước thương phẩm sau 9-10 tháng nuôi. Nếu cá giống còn nhỏ nên ương thành giống lớn trước lúc đưa vào nuôi thương phẩm.


- Mùa vụ nuôi: Nên thả cá bắt đầu từ tháng 8-9 năm trước và thu hoạch từ tháng 4-5 năm sau để tránh thời gian nhiệt độ cao trong năm và hạn chế tác động của mùa mưa lũ.


- Quản lý và chăm sóc cá:


+ Theo dõi tình trạng cá hàng ngày, cho cá ăn đúng khẩu phần và thời gian theo hướng dẫn của quy trình nuôi (2 lần/ngày).


+ Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa trong thức ăn để tăng cường sức đề kháng và giúp cá phát triển nhanh.


+ Thường xuyên vệ sinh bể nuôi và các dụng cụ sạch sẽ, tạo dòng nước chảy xoay tròn để tăng cường ô xy hòa tan cho nước trong bể nuôi.


+ Nếu phát hiện cá có hiện tượng nấm hoặc vi sinh vật ký sinh phải tiến hành tắm cho cá ngay bằng nước muối 30 - 35% trong thời gian 10 - 15 phút, hoặc dung dịch formol 20 - 30ppm trong thời gian 5 - 10 phút.


+ Trong những ngày mưa, nếu dòng chảy bị khuấy đục, phải hạn chế việc lấy nước từ suối vào và tiến hành sục khí để bảo đảm môi trường luôn trong sạch.


- Thu hoạch:


+ Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm (0,9 - 1,4 kg), nên thu tỉa những cá thể lớn để chủ động cung cấp cho thị trường. Chỉ thu toàn bộ khi có khách hàng đặt mua với số lượng lớn.

Nguyễn Thức Tuấn

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.