Con Cuông đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia Ma Nhai

(Baonghean.vn) - Sáng nay 20/6, tại xã Chi Khê, UBND huyện Con Cuông long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia Ma Nhai. Tham dự có đồng chí Cao Đăng Vĩnh - Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; đại diện Ban quản lý Di tích-Danh thắng tỉnh và đông đảo cán bộ, nhân dân huyện Con Cuông.


Con Cuông đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia Ma Nhai ảnh 1

Đồng chí Cao Đăng Vĩnh - Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di tích Lịch sử- Văn hóa cấp quốc gia Bia Ma Nhai cho lãnh đạo địa phương.

Con Cuông đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia Ma Nhai ảnh 2

Nhân dân dâng hương trước Bia Ma Nhai

Con Cuông đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia Ma Nhai ảnh 3

                    Chương trình văn nghệ tại buổi lễ

Con Cuông đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia Ma Nhai ảnh 4

Đông đảo nhân dân đến tham quan Bia Ma Nhai
 

Theo sử sách, năm 1335, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông trực tiếp cầm quân vào vùng ấp Nam Nhung (tức miền Tây xứ Nghệ) để dẹp giặc Ai Lao, giữ yên bờ cõi. Khi thắng trận, Trần Minh Tông cử Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn cho quân sỹ mài nhẵn vách đá trên núi Thành Nam, thuộc đất Tương Dương (nay là xã Chi Khê, Con Cuông) để khắc bia ghi lại chiến công của triều đình nhà Trần và được gọi là “Ma Nhai kỷ công bi văn” (bia Ma Nhai). Trải qua gần 700 năm lịch sử, những nét chữ của người xưa vẫn còn nguyên vẹn. Vừa qua, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận Bia Ma Nhai là Di tích Lịch sử- Văn hóa cấp quốc gia.

Công Kiên

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.